Châm Cứu Chân: Huyệt Đạo Châm Cứu Và Cách Thực Hiện

Ngày cập nhật: 17/05/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Châm cứu chân là phương pháp hiện đang được rất nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng, giúp cải thiện tình trạng đau nhức, khó chịu ở chân. Đồng thời đảm bảo an toàn và chi phí thực hiện không quá cao. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bệnh nhân còn chưa hiểu rõ và đặt câu hỏi liệu phương pháp này có tốt không? Cách thực hiện như thế nào, trường hợp nào nên và không nên sử dụng? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này.

Châm cứu chân có hiệu quả không? Bao lâu thì khỏi?

Châm cứu chân là một phương pháp đem lại hiệu quả tích cực. Có khả năng tác động vào các huyệt đạo bị tổn thương nhằm đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, khiến các vùng tổn thương phục hồi nhanh chóng, các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Không chỉ vậy, châm cứu chân còn giúp cơ thể sản sinh ra các dịch khớp để nuôi dưỡng các chi khiến xương khớp trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, cơ thể cũng sẽ được điều hoà âm dương, cân bằng nội tiết tố, giúp tinh thần người bệnh trở nên thoải mái, hỗ trợ việc điều trị mang lại hiệu quả cao.

Sau một lần châm cứu, người bệnh có thể sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm, người bệnh cần tuân thủ thực hiện hết liệu trình châm cứu, chỉ từ 1 đến 2 tuần. Sau lần châm cứu đầu tiên, bệnh nhân sẽ được nghỉ trong 1 tuần trước khi thực hiện châm cứu lần tiếp theo. Lưu ý rằng, liệu trình châm cứu có thể sẽ được kéo dài ra hoặc rút ngắn lại tùy theo thể trạng sức khỏe hoặc nhu cầu của người bệnh.

Châm cứu chân là một phương pháp đem lại hiệu quả tích cực
Châm cứu chân là một phương pháp đem lại hiệu quả tích cực

Châm cứu bàn chân ở các huyệt nào?

Dưới đây là các huyệt đạo được sử dụng chủ yếu để chữa bệnh, cụ thể như sau:

Huyệt thương khâu

Đây là huyệt nằm ngay dưới hõm mắt cá chân phía trong, có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng đầy bụng, khó tiêu, viêm ruột, viêm dạ dày, táo bón và một số bệnh khác. Huyệt này có khả năng dưỡng, giúp lưu thông khí huyết đi từ lá lách đến các kinh mạch và ngược lại.

Huyệt dũng tuyền

Huyệt này nằm ở vị trí thấp nhất của cơ thể, đó là ở giữa gan bàn chân khoản ⅓ về phía trước. Huyệt dũng tuyền có tác dụng dưỡng thận, giải độc thận, điều hoà cơ thể.

Huyệt thái xung

Huyệt nằm ở mu bàn chân, từ khe ngón chân cái và ngón áp cái đo lên 2 thốn. Huyệt thái xung có tác dụng điều hoà cơ thể, hạ huyết áp, rối loạn kinh nguyệt, hen phế quản, đau khớp cổ chân.

Huyệt bát phong

Đây là huyệt ngoài kinh, bao gồm 2 huyệt ở kẽ các đốt ngón chân của 2 bàn chân, có tác dụng điều trị các triệu chứng viêm đốt ngón chân, cước chân.

Huyệt nội đình

Huyệt nội đình nằm trên mu bàn chân. bạn có thể xác định huyệt bằng cách đo từ kẽ ngón chân cái và ngón giữa lên phía mu bàn chân khoảng nửa thốn. Tác dụng của huyệt nội đình và điều trị các chứng đau răng hàm dưới, đầy bụng, liệt dây thần kinh ngoại biên VII, sốt cao…

Huyệt nội đình nằm trên mu bàn chân
Huyệt nội đình nằm trên mu bàn chân

Huyệt giải khê

Vị trí huyệt nằm ở điểm chính giữa nếp gấp cổ chân, ở chỗ lõm giữa gân cơ duỗi chung ngón chân và gân cơ duỗi dài ngón cái. Tác dụng của huyệt là điều trị các triệu chứng đau khớp cổ chân, tê liệt chân tay hay đau dây thần kinh tọa.

Cách thực hiện châm cứu chân

Dưới đây là các phương pháp châm cứu và cách thực hiện chi tiết, mời bạn đọc tham khảo:

Các phương pháp châm cứu chân

Hiện nay đang có 2 phương pháp châm cứu là điện châm và thủy châm, cụ thể như sau:

  • Điện châm: Sử dụng dòng điện để thực hiện việc châm cứu. Với phương pháp này, các huyệt vị sẽ được tác động trực tiếp lên các khu vực xương khớp bị tổn thương, làm giảm các triệu chứng tê hay các cơ đau âm ỉ ở vùng chân và bàn chân.
  • Thủy châm: Được thực hiện bằng cách bơm trực tiếp thuốc vào các huyệt vị giúp giảm các triệu chứng bệnh. Một số thuốc được sử dụng để thực hiện phương pháp thủy châm là các loại vitamin B6, B12…

Tê chân hay đau chân do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế bạn cần phải dựa vào đó để chọn phương pháp châm cứu phù hợp, giúp tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Quy trình châm cứu chân

Dù người bệnh lựa chọn phương pháp châm cứu nào cũng đều phải tuân thủ theo quy trình châm cứu chuẩn sau:

  • Bước 1: Xác định vùng da huyệt cần châm và sát trùng vùng da đó.
  • Bước 2: Châm kim vào huyệt đã định. Thực hiện đẩy kim từ từ vào trong huyệt, sau đó kích thích kim cho đến khi bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải ở các vùng huyệt vừa châm. Thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại các vị trí huyệt.
  • Bước 3: Rút kim và sát khuẩn vùng huyệt vừa châm.
  • Bước 4: Hẹn lịch ngày châm cứu kế tiếp.

Áp dụng châm cứu mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 7 ngày. Mỗi ngày từ 15 đến 20 phút châm cứu.

Bác sĩ thực hiện châm cứu
Bác sĩ thực hiện châm cứu

Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp châm cứu chân

Người bệnh cần lưu ý các trường hợp dưới đây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Chỉ định

Châm cứu chân chỉ định hiệu quả trong các trường hợp đau do các bệnh sau:

  • Thoái hoá cột sống.
  • Châm cứu thoái hóa khớp gối.
  • Viêm khớp.
  • Tê bì chân tay.
  • Đau đầu mất ngủ.
  • Liệt VII ngoại biên.
  • Thoát vị đĩa đệm…

Chống chỉ định

Châm cứu chân không được dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Người mắc một số bệnh nguy hiểm khác như đái tháo đường, sỏi thận, bệnh tim, hen suyễn, đông máu…
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
  • Vùng da châm cứu đang bị dị ứng, lở loét, viêm da,…
  • Cơ thể đang trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược.
  • Không sử dụng trong cấp cứu.
Phụ nữ có thai không nên thực hiện châm cứu
Phụ nữ có thai không nên thực hiện châm cứu

Chế độ ăn uống sinh hoạt khi châm cứu

Châm cứu kiêng gì và cần lưu ý gì? Câu trả lời sẽ được chia sẻ dưới đây.

  • Bổ sung các thực phẩm chứa Vitamin D, vitamin K cung cấp canxi khiến xương khớp trở nên chắc khỏe.
  • Nên sử dụng các loại thức ăn chứa đạm và thực vật như đậu, lúa mì, đậu hũ.
  • Sử dụng thịt bò, thịt gà, thịt heo… và các loại sữa có chất béo thấp.
  • Nên ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng Omega 3 cao như cá thu, cá chép, cá hồi.
  • Hạn chế các loại thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas… Chế biến đồ ăn luộc, hấp để giữ chất dinh dưỡng.
  • Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe.
  • Bỏ rượu bia, thuốc lá.
  • Massage chân giúp lưu thông máu, giảm đau tạm thời.
  • Phân bổ thời gian hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc chi tiết nhất về phương pháp châm cứu chân. Đây là phương án hiệu quả, an toàn khi thực hiện, được rất nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng. Nếu không có kiến thức về lĩnh vực này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín, nhờ tới sự hỗ trợ của các bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất khi thực hiện. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã giúp ích được cho bạn.

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

19/09

hôm nay

20/09

Ngày mai

21/09

Ngày kìa

+

Khác