Huyệt Thiên Đỉnh: Vị Trí, Chức Năng và Ứng Dụng Trong Điều Trị

Ngày cập nhật: 12/08/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Huyệt Thiên Đỉnh là một huyệt đạo quan trọng trong hệ thống châm cứu của Đông y, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và hạch bạch huyết. Dưới đây là phân tích chi tiết về vị trí, chức năng và hướng dẫn châm cứu, day bấm huyệt đạo chuẩn Y học cổ truyền.

Huyệt Thiên Đỉnh là gì?

Trong tài liệu Y học cổ truyền ghi chép về huyệt đạo Thiên Đỉnh như sau:

  • Tên huyệt: “Thiên” ý chỉ vùng bên trên; “Đỉnh” nghĩa là cái vạc có 3 chân. Huyệt này hợp với huyệt Khuyết Bồn và huyệt Khí Xá tạo thành 3 góc giống cái vạc 3 chân (theo Trung Y Cương Mục).
  • Tên khác: Huyệt đạo Thiên Đảnh, huyệt đạo Thiên Đính.
  • Xuất xứ: Giáp Ất Kinh.
  • Đặc tính: Là huyệt thứ 17 của Đại Trường kinh.
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Thiên Đỉnh
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Thiên Đỉnh

Vị trí huyệt Thiên Đỉnh

Huyệt Thiên Đỉnh nằm trên cổ, ngay tại điểm giao nhau giữa đường ngang qua giữa cổ và bờ sau của cơ ức đòn chũm. Để xác định huyệt, chuyên gia hướng dẫn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Xác định đường ngang qua giữa cổ (đường giữa đầu).
  • Bước 2: Tìm bờ sau của cơ ức đòn chũm. Cơ này chạy từ xương ức và xương đòn lên xương chẩm phía sau đầu.
  • Bước 3: Huyệt nằm ở điểm giao nhau của đường ngang qua giữa cổ và bờ sau của cơ ức đòn chũm, cách tuyến giáp khoảng 3 thốn (khoảng 9 cm).

Đặc điểm giải phẫu tại vị trí huyệt đạo:

  • Dưới da vị trí huyệt là cơ bám da cổ, các cơ bậc thang, bờ sau cơ ức – đòn – chũm.
  • Thần kinh vận động cơ tại huyệt là dây thần kinh cơ da cổ, các nhánh đám rối cổ sâu và nhánh ngoài dây thần kinh sọ não XI.
  • Da vùng huyệt Thiên Đỉnh chịu chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng của huyệt Thiên Đỉnh

Trong Y học cổ truyền, huyệt Thiên Đỉnh được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý về đường hô hấp như:

  • Điều trị họng viêm: Huyệt Thiên Đỉnh giúp làm giảm nhiệt và viêm trong khu vực họng, giúp làm giảm các triệu chứng như đau họng, sưng đỏ và cảm giác nóng rát.
  • Trị viêm amidan: Châm cứu, bấm huyệt có khả năng làm giảm sưng tại khu vực amidan, làm dịu tình trạng viêm và kích thích sự phục hồi của mô.
  • Điều trị lao hạch: Tác động huyệt giúp giảm sưng viêm ở các hạch bạch huyết, đồng thời ứu chế sự phát triển của các khối u hạch.
  • Tăng cường miễn dịch: Kích thích huyệt giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị các tình trạng nhiễm trùng mạn tính liên quan đến lao hạch, viêm amidan, viêm họng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Huyệt có tác dụng điều trị họng viêm
Huyệt có tác dụng điều trị họng viêm

Cách châm cứu – bấm huyệt huyệt Thiên Đỉnh

Để khai thác tối đa lợi ích của huyệt đạo Thiên Đỉnh đối với sức khỏe, việc châm cứu và bấm huyệt cần được thực hiện đúng cách. Chuyên gia Đông Phương Y Pháp hướng dẫn chi tiết như sau:

Cách châm cứu huyệt

Châm cứu là một kỹ thuật chuyên môn, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu. Bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được châm cứu bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Quy trình châm cứu:

  • Khử trùng: Vệ sinh sạch sẽ vùng da xung quanh huyệt bằng bông cồn.
  • Châm kim: Bác sĩ sẽ dùng kim châm cứu châm thẳng vào huyệt với độ sâu từ 0.5 – 1 thốn. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn cứu 3 – 5 tráng và ôn cứu 5 – 10 phút.
  • Rút kim: Sau khi kết thúc quá trình điều trị, kim sẽ được rút ra và vùng da châm sẽ được ấn bông để ngăn chảy máu.

Cách bấm huyệt

Bấm huyệt Thiên Đỉnh là phương pháp đơn giản hơn châm cứu, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà bằng kỹ thuật như sau:

  • Vệ sinh: Rửa sạch tay và vùng da xung quanh huyệt.
  • Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón trỏ day ấn vào huyệt theo chiều tròn hoặc dọc theo kinh mạch.
  • Thời gian: Mỗi lần bấm huyệt khoảng 1 – 2 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Bấm huyệt 2 - 3 lần/ngày để cải thiện bệnh
Bấm huyệt 2 – 3 lần/ngày để cải thiện bệnh

Hướng dẫn phối huyệt

Ngoài tác động đơn huyệt, khi kết hợp huyệt Thiên Đỉnh cùng các huyệt đạo tương hợp sẽ giúp tăng hiệu quả trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Phối cùng huyệt Khí Xá (Vi.11): Điều trị họng sưng đau, không ăn uống được (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Cách Du (Bq.17) + huyệt Khí Xá (Vi.11): Điều trị họng viêm (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Gian Sử (Tb.5): Điều trị mất tiếng (theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Thái Khê (Th.3) + huyệt Thừa Tương (Nh.24): Điều trị thanh đới bị liệt (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).

Đối tượng không nên châm cứu, bấm huyệt Thiên Đỉnh

Dưới đây là một số đối tượng không nên châm cứu – bấm huyệt hoặc cần phải thận trọng khi thực hiện các phương pháp này:

  • Phụ nữ mang thai: Châm cứu và bấm huyệt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
  • Người có vấn đề về da: Nếu khu vực quanh huyệt bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc có vết thương hở, việc châm cứu hoặc bấm huyệt có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây nhiễm trùng.
  • Người có bệnh nội khoa nghiêm trọng: Bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường không được kiểm soát nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu: Đối tượng này có nguy cơ bị chảy máu hoặc bầm tím khi thực hiện châm cứu.
  • Người mới phẫu thuật: Tránh các liệu pháp châm cứu hoặc bấm huyệt trong thời gian hồi phục  để ngăn ngừa tổn thương hoặc ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Với các phương pháp như châm cứu và bấm huyệt, bạn có thể tận dụng tối đa công dụng của huyệtThiên Đỉnh để cải thiện sức khỏe và tinh thần. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy luôn tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia và thực hiện các phương pháp này một cách cẩn thận.

Xem Thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh