Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Tất Quan Ở Đâu? Cách Xác Định, Tác Động Đúng Kỹ Thuật
Huyệt Tất Quan được ứng dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp vùng chi dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ vị trí và cách khai thông huyệt đạo chuẩn kỹ thuật. Bài viết dưới đây, Đông Phương Y Pháp sẽ giải đáp chi tiết cho vấn đề này.
Thông tin tổng quan về huyệt Tất Quan
Huyệt Tất Quan xuất hiện trong “Giáp Ất Kinh” – một trong những tài liệu cổ về Y học cổ truyền. Những thông tin tổng quan về huyệt được ghi chép lại như sau:
- Ý nghĩa tên huyệt: Tất” chỉ đầu gối, còn “Quan” nghĩa là cửa ải, biểu thị vai trò như cửa ngõ điều hòa năng lượng và khí huyết qua khớp gối. Tên gọi này nhấn mạnh tầm quan trọng của huyệt Tất Quan trong việc bảo vệ và hỗ trợ chức năng của chi dưới, đặc biệt là khớp gối.
- Tên khác: Tất Dương Quan.
- Đặc tính: Là huyệt đạo thứ 7 của kinh Can.
Vị trí huyệt đạo
Huyệt Tất Quan nằm ở dưới vùng khớp gối, tại vùng bờ sau dưới của lồi cầu trong xương chầy, nơi giao nhau của nhiều cơ và dây chằng quan trọng.
Để xác định chính xác vị trí huyệt, bạn cần làm theo các bước sau:
- Bước 1 – Đặt tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân cần ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái, với chân hơi gập lại để làm rõ các cấu trúc giải phẫu ở vùng khớp gối.
- Bước 2 – Xác định lồi cầu trong xương chày: Lồi cầu trong là một phần nhô lên nằm ở mặt trong đầu gối, bạn có thể sờ thấy rõ khi đặt tay lên vùng này.
- Bước 3 – Tìm huyệt Âm Lăng Tuyền: Huyệt Âm Lăng Tuyền nằm ở ngay chỗ lõm phía sau dưới lồi cầu trong xương chày.
- Bước 4 – Vị trí huyệt Tất Quan: Huyệt Tất Quan nằm ở ngay bờ sau dưới lồi cầu trong xương chày, ngang với huyệt Âm Lăng Tuyền nhưng dịch về phía sau khoảng 1 thốn.
Giải phẫu huyệt đạo
- Dưới da huyệt đạo là phần trên cơ sinh đôi trong, chỗ bám gân cơ bán mạc vào mặt sau xương chầy và cơ kheo.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh chầy sau và nhánh dây thần kinh hông.
- Da vùng huyệt đạo chịu sự chi phối bởi tiết đoạn từ thần kinh L3.
Lợi ích của huyệt Tất Quan với sức khỏe xương khớp
Huyệt Tất Quan là một huyệt đạo quan trọng trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến khớp gối và vùng chi dưới.
- Giảm đau và viêm khớp gối: Tác động huyệt sẽ kích thích hệ thần kinh, dẫn đến việc giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như endorphin. Điều này có tác dụng giảm đau và sưng viêm ở vùng khớp gối cho những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp và chấn thương do vận động quá mức.
- Trị tê bì chi dưới: Huyệt có vai trò điều hòa lưu thông khí huyết ở vùng chi dưới, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và oxy đến mô và cơ quan, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn, tê bì ở chân và hỗ trợ phục hồi các tổn thương mô mềm.
- Cải thiện chức năng vận động: Tác động lên huyệt giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh cho chi dưới, giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động.
- Trị co giật, co cứng cơ: Khi huyệt này được kích thích sẽ điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh, giảm các triệu chứng như co giật, co cứng cơ chi dưới.
Cách châm cứu và bấm huyệt đạo Tất Quan
Kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt đạo Tất Quan được tiến hành như sau:
- Châm cứu: Kim được châm thẳng vào huyệt với độ sâu từ 0.5 đến 0.7 thốn. Sau đó cứu từ 3 – 5 tráng hoặc ôn cứu từ 5 – 10 phút giúp tăng cường tác dụng điều trị, làm ấm và tăng cường lưu thông khí huyết tại khớp gối.
- Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay day ấn huyệt đạo trong vòng 2 – 3 phút/lần. Lưu ý không bấm vào các vùng da có vết thương hở, mụn nhọt.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến huyệt Tất Quan. Từ đó, giúp bạn đọc trang bị những kiến thức hữu ích ứng dụng huyệt đạo trong điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe xương khớp. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.
Xem Thêm:
- Huyệt Thái Âm Là Gì? Tìm Hiểu Vị Trí Và Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe
- Huyệt Thần Đạo Là Gì? Vị Trí Chuẩn Xác Và Tác Dụng Chữa Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!