Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Kiên Liêu: Tác Dụng, Cách Bấm Huyệt Và Châm Cứu Đúng Cách
Huyệt Kiên Liêu trong YHCT có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết và giảm đau. Kích thích huyệt này có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề như tê liệt và đau nhức. Để tìm hiểu chi tiết về vị trí và cách tác động huyệt chữa bệnh, bạn có thể đọc bài viết dưới đây.
Tổng quan về huyệt Kiên Liêu
Kiên Liêu là huyệt thứ 13 trên kinh Tam Tiêu, nằm ở vị trí cuối cùng thuộc vùng xương vai, chính xác là ở chỗ hõm của xương vai. Tên gọi “Kiên Liêu” bắt nguồn từ vị trí này, trong đó “Kiên” chỉ vai (khu vực khớp vai, đầu xương cánh tay) và “Liêu” ám chỉ kẽ hở giữa các xương. Huyệt này được đề cập trong Giáp Ất Kinh và là huyệt thứ 14 trên kinh Tam Tiêu.
Vị trí và cách xác định huyệt
Huyệt Kiên Liêu nằm tại chỗ hõm xương vai, phía sau mỏm vai, cách huyệt Kiên Ngưng khoảng 1 tấc về phía sau. Để xác định chính xác vị trí huyệt, bạn có thể đưa cánh tay sang ngang vai. Khi đó, hai chỗ hõm ở vai sẽ xuất hiện và Kiên Liêu huyệt nằm ở chỗ hõm dưới, phía sau cùng của mỏm vai.
Về mặt giải phẫu:
- Huyệt đạo Kiên Liêu nằm giữa khe của bó cùng và bó gai sống của cơ Deltoid. Vị trí này liên quan đến cơ trên sống, cơ dưới sống, khe mỏm cùng vai và đầu trên xương cánh tay.
- Thần kinh vận động cơ trong khu vực này chủ yếu là dây thần kinh trên vai và dây thần kinh mũ.
Tác dụng chữa bệnh của huyệt Kiên Liêu
Huyệt Kiên Liêu có tác dụng khứ phong, thông kinh, hoạt lạc, hành khí, chỉ thống và hoạt huyết. Việc kích thích huyệt này có thể giúp giảm đau khớp vai, tê liệt và đau nhức chi trên.
Khi kết hợp các huyệt đạo khác với nhau sẽ có tác dụng chữa bệnh càng được tăng cường, cụ thể:
- Chữa đau cánh tay: Kết hợp bấm huyệt đạo Kiên Liêu với huyệt Dương Cốc (Tiểu trường 5) và Thiên Tông (Tiểu trường 11).
- Chữa viêm quanh khớp vai: Kết hợp bấm huyệt Cực Tuyền (Tm 1), Điều Khẩu (Vị 38), Thừa Sơn (Bàng Quang 57) với Kiên Liêu .
Cách châm cứu và bấm huyệt Kiên Liêu
Để Kiên Liêu huyệt phát huy tác dụng chữa bệnh, bạn có thể áp dụng phương pháp châm cứu hoặc bấm huyệt như sau:
- Bấm huyệt: Sử dụng đầu ngón tay để day ấn huyệt Kiên Liêu theo chuyển động tròn, áp lực vừa phải. Sau đó, từ từ thả lỏng và nghỉ ngơi, quá trình này nên lặp lại quá trình này từ 3 đến 5 lần.
- Châm cứu: Để điều trị các vấn đề ở khớp vai, sử dụng kim châm thẳng với độ sâu từ 1 đến 1.5 thốn. Nếu điều trị các vấn đề quanh khớp vai, châm kim xiên với hướng châm xuống. Đặt mũi kim vào vị trí giữa mỏm cao của xương đòn và khớp xương lớn của cánh tay, mũi kim hướng xuống hoặc xuyên qua Cực Tuyền Huyệt để điều trị cánh tay bị lệch.
Khi châm cứu và bấm huyệt nên lưu ý gì?
Một số lưu ý quan trọng trong quá trình châm cứu và bấm huyệt bao gồm:
- Trước khi bắt đầu, hãy thảo luận kỹ về tình trạng sức khỏe của bạn để xác định liệu trình phù hợp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ, vì không phải ai cũng phù hợp để châm cứu hoặc bấm huyệt.
- Trước khi thực hiện, cần sát khuẩn kỹ càng và kim châm phải được vô trùng cẩn thận. Nếu có vết thương hở ở vị trí huyệt, không nên tiến hành châm cứu hay bấm huyệt.
- Nếu không có kiến thức và hiểu rõ về phương pháp này, bạn không nên tự thực hiện châm cứu hoặc bấm huyệt tại nhà, vì việc bấm sai có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ hoặc bại liệt.
- Bên cạnh châm cứu và bấm huyệt, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị và đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn.
Bài viết đã giới thiệu huyệt Kiên Liêu và các lợi ích chữa bệnh. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người thực hiện cần có kỹ thuật và chuyên môn cao. Thực hiện châm cứu, bấm huyệt tại các cơ sở không đảm bảo uy tín hoặc thiếu chứng chỉ hành nghề có thể dẫn đến các rủi ro như viêm nhiễm hoặc bấm nhầm huyệt.
Xem Thêm:
- Huyệt Khí Hải: Tác Dụng, Hướng Dẫn Châm Cứu Và Bấm Huyệt
- Huyệt Thiên Tông: Vị Trí, Công Dụng, Cách Tác Động Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!