Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Dịch Môn: Vị Trí Và Tác Dụng Hỗ Trợ Chữa Một Số Bệnh
Theo y học cổ truyền, huyệt Dịch Môn có nhiều công dụng trong việc cải thiện một số bệnh lý trên cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về huyệt đạo này.
Huyệt Dịch Môn là gì? Vị trí ra sao?
Về ý nghĩa tên gọi, Dịch có nghĩa là nước hay chất lỏng; Môn là cái cổng. Huyệt có tác dụng tăng tân dịch nên được gọi là Dịch Môn (Trung Y Cương Mục). Đặc của Dịch Môn là huyệt thứ 2 của Kinh Tam Tiêu; huyệt Vinh, thuộc hành Thủy.
Huyệt Dịch Môn nằm ở chỗ lõm khe ngón đeo nhẫn và ngón út, ngang phần tiếp nối của thân với đầu trên xương đốt ngón tay. Để xác định vị trí của huyệt đạo, cần nắm tay lại.
Về giải phẫu, dưới da là chỗ bám của cơ gian cốt mu tay, bờ trong đầu trên đốt 1 của xương ngón đeo nhẫn. Thần kinh vận động cơ chính là nhánh của dây thần kinh trụ.
Huyệt Dịch Môn có tác dụng như thế nào?
Theo y học cổ truyền, huyệt Dịch Môn có tác dụng thanh nhiệt và thông nhĩ khiếu. Chủ trị gồm: Trị bàn bay, ngón tay sưng đau, họng bị viêm, đầu đau, tai điếc, ù hoặc sốt rét.
Ngoài ra, huyệt Dịch Môn có thể kết hợp cùng một số huyệt đạo khác để trị bệnh như:
- Phối cùng huyệt Phong Trì, huyệt Quang Xung, huyệt Thiên Trụ và huyệt Thương Đương giúp trị nhiệt không ra mồ hôi.
- Phối với huyệt Khiếu Âm, huyệt Thiếu Trạch có tác dụng trị họng đau.
- Nếu phối với huyệt Hãm Cốc, huyệt Hợp Cốc và huyệt Thiên Trì giúp trị sốt rét.
- Phối cùng huyệt Tiền Cốc có tác dụng trị cánh tay không giơ được.
- Khi phối cùng huyệt Ngư Tế giúp trị họng đau.
- Phối cùng huyệt Trung Chử giúp trị ngón tay áp út bị sưng.
- Phối với huyệt Túc Tam Lý giúp trị tai điếc đột ngột.
- Phối cùng huyệt Cao Hoang và huyệt Giải Khê, huyệt Nội Quan, huyệt Thần Môn giúp trị tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên.
Cách châm cứu huyệt Dịch Môn trị bênh
Để huyệt Dịch Môn phát huy tối đa tác dụng với sức khỏe, y học cổ truyền thường sử dụng phương pháp châm cứu, cụ thể theo cách sau:
- Trước khi châm cứu, cần phải xác định chính xác vị trí của huyệt đạo.
- Sau đó dùng kim châm thẳng vào vị trí huyệt 0.3 – 0.5 thốn.
- Cứu từ 1 – 3 tráng. Ôn cứu 3 – 5 phút.
Cần lưu ý gì khi tiến hành châm cứu?
Châm cứu là một phương pháp trong y học cổ truyền phương Đông. Nó được sử dụng từ xa xưa và đến nay vẫn không ngừng phát triển. Tuy nhiên, để quá trình châm cứu hiệu quả và an toàn, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Là phương pháp điều trị phổ biến nhưng châm cứu không dành cho tất cả mọi người. Vì thế, tuyệt đối không châm cứu cho những người không đủ sức khỏe.
- Bệnh nhân không được tự ý châm cứu tại nhà khi chưa có kiến thức đầy đủ cũng như ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu đặt kim không đúng cách dễ gây cảm giác đau đớn. Hơn nữa, khi xác định sai vị trí huyệt đạo tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, suy hô hấp, huyết áp… cần hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi châm cứu.
- Người bệnh trước khi châm cứu không nên ăn quá no để tránh nôn ói; cũng không nên châm cứu khi quá đói.
- Bệnh nhân không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá trước khi châm cứu khoảng 30 phút – 1 giờ.
- Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ta liệu trì châm cứu phù hợp. Thời gian châm cứu đối với mỗi người sẽ khác nhau. Thông thường, mỗi liệu trình áp dụng kéo dài từ 13 – 15 ngày. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi, tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh.
- Để quá trình trị liệu đạt hiệu quả, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu. Bởi, điều này dễ gây ra hiện tượng căng cứng cơ, ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.
- Tốt nhất, bệnh nhân hãy dành ra 1 – 2 ngày nghỉ ngơi để có thể trạng tốt nhất trước khi bước vào quá trình trị liệu.
- Sau khi châm cứu, bệnh nhân nên ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể. Sau khi về, người bệnh vẫn cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Trong những ngày đầu, bệnh nhân tránh vận động nặng, chỉ vận động nhẹ nhàng.
- Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng với người châm cứu. Trong đó, vitamin là khoáng chất đặc biệt quan trọng với bệnh nhân châm cứu. Vì vậy, cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin như đậu nành, óc chó, lúa mì, bông cải xanh, cá, trứng…
- Để nhanh chóng bình phục, bệnh nhân có thể bổ sung thực phẩm có đặc tính chống viêm như dứa, nho, hành tây…
- Lưu ý, hải sản và thịt đỏ là thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trị liệu. Nếu dung nạp quá nhiều protein sẽ làm cơ thể tăng cân, kéo theo các vấn đề như huyết áp cao, tim mạch… Do đó, trong và sau quá trình châm cứu, người bệnh nên hạn chế thịt bò, thịt dê, thịt chó, nghêu, mực…
Như vậy, bài viết đã phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về vị trí cũng như tác dụng của huyệt Dịch Môn. Hy vọng, mỗi người sẽ có những lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!