Đau Dạ Dày

Ngày cập nhật: 10/07/2024 Biên tập viên: Hải Yến

Đau dạ dày (bao tử) là căn bệnh có ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, số lượng người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng tăng nhanh chóng mặt theo từng ngày. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm ra một phương pháp điều trị mang đến hiệu quả tối ưu nhất, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh đau dạ dày là gì?

Dạ dày (bao tử) có tên gọi tiếng anh là Stomach, là một bộ phận lớn nhất trong cơ quan tiêu hóa. Dạ dày nằm ở phần giữa của tá tràng và thực quản, nó có nhiệm vụ là chứa đựng và tiêu hóa thức ăn sau khi nạp vào cơ thể. Hình dạng và vị trí của dạ dày có thể liên tục thay đổi tùy theo từng người và từng hàm lượng thức ăn đưa vào khác nhau. 

Đau bao tử gây hại đến sức khỏe và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày
Đau bao tử gây hại đến sức khỏe và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày

Nhiều người đặt câu hỏi: “Đau bao tử là gì?”, câu trả lời chính là bệnh đau dạ dày (đau bao tử) – Stomach pain xảy ra khi niêm mạc bị tổn thương bởi vi khuẩn hoặc một vài yếu tố bên ngoài tác động.

Điều cần biết về bệnh đau dạ dày:

Hiện nay, tại nước ta, số lượng người mắc bệnh về dạ dày chiếm tỷ lệ rất lớn và không ngừng tăng lên. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị triệt để từ sớm bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang những biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, …

Thống kê cho biết: Có tới trên 80% người mắc bệnh đau dạ dày với nguyên nhân chính là do vi khuẩn HP tấn công. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau: thực phẩm bẩn, dùng chung đồ ăn với người đã nhiễm HP từ trước, nguồn nước… Vi khuẩn HP nhanh chóng gây ra tình trạng viêm loét ở dạ dày.

Đau dạ dày về căn bản không phải là một căn bệnh nan y và vẫn có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, dạ dày thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn và hoạt động trong môi trường ẩm ướt nên rất dễ bị tổn thương. Do đó, nếu phát hiện những bất thường về tiêu hóa cần trực tiếp đi thăm khám và thực hiện điều trị đúng theo chỉ định của các bác sĩ.

Vị trí đau dạ dày ở đâu? Đừng nhầm lớn với cơn đau thông thường

Những cơn đau bao tử có thể sẽ xuất hiện ở những vị trí khác nhau, đôi khi, nó dễ gây nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Hãy chú ý khi thấy những cơn đau tại những vùng sau đây:

Đau vùng thượng vị

Thượng vị được xác định là vùng bụng có vị trí từ phía trên rốn và dưới xương ức. Thượng vị bị tác động sẽ tạo ra những cơn đau âm ỉ với mức độ tăng dần. Những cơn đau tại vùng thượng vị cũng nhanh chóng lan rộng và có thể chuyển sang vùng lưng và ngực.

Đau vùng bụng giữa

Người bệnh có thể bị đau ở nhiều vị trí khác nhau
Người bệnh có thể bị đau ở nhiều vị trí khác nhau

Những cơ quan tiêu hóa tập trung tại vùng bụng giữa. Vì thế, những cơn đau tại vị trí này có thể cảnh báo về căn bệnh dạ dày. Đặc biệt, nếu đau bụng kèm theo một vài dấu hiệu như: khó tiêu, đầy bụng, ợ chua… thì nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày sẽ càng rõ ràng hơn.

Đau dạ dày phía trên bên trái

Những cơn đau này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bụng đói, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau thành từng cơn khác nhau. 

Hãy theo dõi những cơn đau này và chu kỳ lặp lại của nó để phòng tránh những mối nguy hại của bệnh đau dạ dày từ sớm.

Xác định vị trí đau và những đặc điểm của cơn đau khác nhau có vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ của bệnh và đưa ra phác đồ chữa đau dạ dày tốt nhất.

Giải đáp: Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau bao tử ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Trường hợp những cơn đau kéo dài và không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ nhanh chóng gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn. 

Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Đau dạ dày cũng là căn bệnh có khả năng lan ra những bộ phận khác và gây biến chứng thành những căn bệnh nguy hiểm hơn. Biến chứng của bệnh đau dạ dày thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Tình trạng đau kéo dài khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn lan sang tá tràng và gây ra vết viêm loét.
  • Hẹp môn vị: Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày là gây hẹp môn vị. Khi đó, người bệnh thường xuyên gặp phải cơn đau kéo dài và nôn ói ra thức ăn. Triệu chứng này khiến cho người bệnh chán ăn và suy nhược cơ thể nhanh chóng.
  • Xuất huyết dạ dày: Người bệnh dạ dày rất dễ gặp phải biến chứng này, nhất là khi niêm mạc bị tổn thương nặng và chảy máu. Khi đó, nếu không điều trị bệnh có thể nguy hại đến tính mạng.
  • Trào ngược dạ dày: Đau bao tử khiến lượng axit tăng lên và gây ra tình trạng trào ngược. Ngoài ra, có một vài triệu chứng bệnh khác có thể đi kèm cơn đau như: viêm đường hô hấp, hẹp thực quản…
  • Thủng dạ dày: Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý sẽ dẫn đến các vết loét lan rộng, lâu dần sẽ bào mòn và gây thủng dạ dày. Vi khuẩn và chất axit chính là yếu tố tác động lớn nhất gây ra biến chứng này
  • Ung thư dạ dày: Các thống kê cho thấy, có đến 9% trong tổng số người bệnh dạ dày  gặp phải biến chứng sang ung thư. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhất vì có đến 800.000 người tử vong mỗi năm với căn bệnh này.

Triệu chứng nhận biết đau dạ dày – đừng coi thường bệnh

Đau dạ dày tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khó lường với sức khỏe. Vậy, đau bao tử có những biểu hiện ra sao? Dưới đây là những dấu hiệu đau bao tử phổ biến nhất, hãy chú ý khi thấy những biểu hiện này:

Đau thượng vị là dấu hiệu thường gặp của bệnh đau dạ dày
Đau thượng vị là dấu hiệu thường gặp của bệnh đau dạ dày
  • Đau kèm theo nóng rát vùng thượng vị: Triệu chứng thường gặp ở đa số người bệnh đau bao tử. Cơn đau ban đầu chỉ âm ỉ sau đó lan nhanh tới ngực. Mức độ đau của mỗi người cũng không giống nhau.
  • Liên tục buồn nôn, hoa mắt chóng mặt: Vết loét tại dạ dày trầm trọng và bắt đầu lan rộng sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Lúc đó, nó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, buồn nôn và đôi khi còn nôn ra thức ăn hoặc nôn khan.
  • Nôn ra máu: Nếu gặp triệu chứng này là bệnh dạ dày của bạn đang ở mức báo động, vết loét rất nghiêm trọng. Đi kèm với triệu chứng nôn có thể bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu.
  • Cơ thể suy nhược, ăn không ngon miệng: Dạ dày có vấn đề thì hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém đi. Khi đó, bệnh nhân sẽ liên tục thấy đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, cân nặng giảm nhanh trong thời gian ngắn…

Đừng vội coi thường những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng.

Truy tìm nguyên nhân đau dạ dày – mắc bệnh từ chính lối sống hàng ngày

Một cuộc khảo sát từ Việt Nam Forestry về nguyên nhân đau dạ dày với hơn 1000 bệnh nhân đau dạ dày cho kết quả như sau:

  • 85% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn.
  • 80% bị stress từ công việc, cuộc sống.
  • 35% mắc bệnh do sử dụng kháng sinh
  • 40% bị đau dạ dày do uống rượu bia và hút thuốc.

Từ thống kê này, có thể rút ra những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đau dạ dày phải kể đến như:

  • Ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn mắc phải căn bệnh dạ đau bao tử. Ăn quá nhanh, ăn đồ cay nóng, bỏ bữa, ăn sai giờ, … chính là những thói quen thường gặp nhất của những người bệnh và gây hại lớn đến dạ dày.
  • Vi khuẩn HP: Loại vi khuẩn này có khả năng sinh sống trong môi trường axit dạ dày, lây nhiễm từ người này sang người khác qua nhiều con đường khác nhau và tạo nên những vết loét ở niêm mạc. Nghiên cứu cho kết quả: Có đến 70% bệnh nhân bị vi khuẩn HP tấn công và gây bệnh.
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài: Thuốc lá có chứa chất là “kẻ thù” của dạ dày, chất nicotine ức chế đến quá trình tự phục hồi của niêm mạc dạ dày. 
  • Rượu, bia và các chất kích thích: Cồn có nhiều trong rượu bia sẽ làm mất đi lớp nhầy của niêm mạc gây viêm loét và chảy máu, nặng hơn là thủng dạ dày nếu không kịp thời điều trị.
  • Do stress, căng thẳng kéo dài: Khi tinh thần căng thẳng hệ tiêu hóa cũng bị tác động, nhu động ruột bị kích động và gia tăng khả năng đau dạ dày
"Thủ phạm" gây đau dạ dày chủ yếu xuất phát từ chính đời sống sinh hoạt hằng ngày
“Thủ phạm” gây đau dạ dày chủ yếu xuất phát từ chính đời sống sinh hoạt hằng ngày

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây đau dạ dày khác có thể kể đến như: tác động của bệnh lý khác(loét dạ dày, sỏi mật, hội chứng ruột kích thích…), đau dạ dày sau xạ trị chữa ung thư…

Tìm ra nguyên nhân đau dạ dày giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng và toàn diện hơn đồng thời giúp bạn phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hãy nói cho bác sĩ về tiền sử bệnh khi thăm khám để hỗ trợ tốt hơn cho việc chữa bệnh đau dạ dày.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày phổ biến hiện nay

Khi gặp những triệu chứng của bệnh đau bao tử cần nhanh chóng thăm khám và tiến hành chẩn đoán bệnh để điều trị kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán đau dạ dày có thể kể đến như:

Kiểm tra triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan đến nguyên nhân và triệu chứng bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Xét nghiệm Y khoa: Một vài phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày có thể được xác định qua những xét nghiệm như:

  • Nội soi dạ dày: Ống nội soi có gắn camera sẽ được đưa vào dạ dày, đi qua thực quản để giúp các bác sĩ quan sát toàn bộ dạ dày và tìm ra vị trí thương tổn.
  • Xét nghiệm phân: Vi khuẩn, ký sinh một phần sẽ theo đường phân ra bên ngoài. Vì thế, xét nghiệm này giúp phát hiện và xác định mức độ bệnh dạ dày và những bệnh lý khác về đường ruột của người bệnh. 
  • Xét nghiệm máu: Thông qua một lượng máu vừa đủ khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh nhân có nhiễm HP hay không và xác định chính xác hơn về nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp X – quang: Đây là một phương pháp xét nghiệm rất phổ biến và được thực hiện nếu bệnh nhân không hợp tác khi nội soi. Thông qua hình ảnh huỳnh quang với tia X bác sĩ sẽ tìm ra những vị trí viêm và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng khá phổ biến để chẩn đoán bệnh
Nội soi dạ dày là phương pháp được sử dụng khá phổ biến để chẩn đoán bệnh

Test hơi thở (thổi bong bóng HP): Người bệnh sẽ được chỉ định uống 1 viên thuốc, đợi sau 15-20 phút thì thổi mạnh vào dụng cụ xét nghiệm để lấy hơi thở và mang đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

Nhờ những phương pháp chẩn đoán này, nguyên nhân gây bệnh được xác định chính xác hơn và có phương hướng điều trị phù hợp.

Những cách điều trị bệnh đau bao tử phổ biến nhất hiện nay

Đau bao tử có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, các loại thuốc điều trị bệnh cũng vô cùng đa dạng, phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân khác nhau. Nổi bật trong các phương pháp điều trị đau dạ dày có thể kể đến đó là:

Dùng thuốc Tây y – hỗ trợ đẩy lùi những cơn đau

Những loại thuốc Tây được được sử dụng để giảm cơn đau dạ dày thường được các bác sĩ kê đơn đó là:

  • Thuốc chữ P (Phosphalugel): dùng từ 1 – 2 gói/ lần, mỗi ngày uống 3 lần
  • Thuốc chữ Y (Yumangel): Dùng 1 gói/ lần, ngày uống 2 – 4 lần
  • Thuốc Gastropulgite: Pha 1 gói/ lần, ngày 2 – 4 lần
  • Thuốc Gaviscon: Uống 2 – 4 viên nén hoặc 1 – 2 gói mỗi lần, mỗi ngày uống thuốc từ 2 đến 3 lần
  • Thuốc Omeprazol: Mỗi ngày uống 1 lần/ viên 20mg
  • Thuốc trung hòa acid: Được khuyên dùng sau khi ăn 1 – 2 giờ (bao gồm các loại như sodium Bicarbonate, Router, Tactics,…)
  • Thuốc kháng sinh: Levofloxacin, Amoxicillin… nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút
  • Thuốc giảm tiết axit: Famotidin, Omeprazole, Famotidin…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Oryzanol tablets, Sucralfate…
Một số loại thuốc Tây y có khả năng giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng không nên lạm dụng
Một số loại thuốc Tây y có khả năng giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng không nên lạm dụng

Ưu điểm: Những loại thuốc này đều có khả năng giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày, dùng thuốc khá thuận tiện và cho hiệu quả khoảng từ 2 đến 3 tiếng.

Nhược điểm: Thuốc chỉ có hiệu quả tạm thời, khó điều trị tận gốc và có thể tái phát bệnh sau một thời gian ngắn. Một số loại thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là gan và thận.

Người bệnh cũng cần lưu ý mua và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc. Tránh dùng thuốc Tây trong thời gian quá dài và cần tìm giải pháp điều trị tối ưu hơn nếu bệnh không thuyên giảm.

Vật lý trị liệu – giải pháp hỗ trợ điều trị đau dạ dày toàn diện nhất

Vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong y học cổ truyền có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả. Phương pháp trị liệu giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, nhất là những chức năng đang bị suy giảm.

Đông y có nhiều biện pháp vật lý trị liệu có thể kể đến bao gồm: yoga, châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ.

Ưu điểm nổi trội của vật lý trị liệu đó là:

  • Phạm vi điều trị rộng rãi từ nội khoa tới ngoại khoa
  • Phù hợp với nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau
  • Chi phí thấp tối thiểu, hiệu quả tối đa và bền vững
  • Không dùng thuốc, không gây đau đớn, không tác dụng phụ
  • Đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị
  • Ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh lý nan y, mãn tính
  • Tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc, cân bằng âm dương trong cơ thể

Trong số các cơ sở vật lý trị liệu hiện nay phải kể đến Trung tâm Ứng dụng Đông phương y pháp. Dịch vụ vật lý trị liệu ở đây bao gồm: châm cứu, thủy châm, bấm huyệt, cấy chỉ. Phương pháp trị liệu được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, những chuyên gia đầu ngành cùng với đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao.

Lý do khiến bạn không thể bỏ qua dịch vụ trị liệu chữa đau dạ dày tại Đông phương Y pháp:

  • Đơn vị đi đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Y học cổ truyền
  • Ứng dụng đề tài nghiên cứu nhà nước của Ts. Bs CKII Nguyễn Thị Vân Anh
  • Dựa trên cơ sở lý luận và biện chứng biện luận của Đông y về chăm sóc sức khỏe toàn diện
  • Thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT 
  • Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe của Bộ Y Tế

Lời khuyên: Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?

Lựa chọn thực đơn hằng ngày là vấn đề mà người bệnh dạ dày cần chú ý. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. 

Lựa chọn thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn
Lựa chọn thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên ưu tiên lựa chọn:

Đau bao tử nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu probiotic: Một số loại thực phẩm gồm sữa chua, súp miso, phô mai mềm, sữa có chứa thành phần probiotic…
  • Rau xanh giàu chất xơ: một số loại rau xanh nên ăn như rau cải, súp lơ… 
  • Thực phẩm mềm dễ tiêu hóa: Khoai lang, cháo, súp, bánh mì nướng, nước xương, trứng gà, thịt ức gà, thịt nạc…

Đau bao từ cần kiêng gì?

  • Đồ ăn sẵn, đồ hộp, thực phẩm có nhiều đường hóa học
  • Các loại thực phẩm có tính axit cao (cam chua, quýt, chanh…)
  • Đồ chiên rán, đồ cay nóng
  • Đồ uống có tính kích thích dạ dày, cafe, bia rượu…
  • Lạm dụng thuốc giảm đau

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh dạ dày nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, lựa chọn đau dạ dày ăn gì CHƯA ĐỦ để đẩy lùi bệnh tật, người bệnh cần chú ý KẾT HỢP VỚI CÁC BIỆN PHÁP TRỊ LIỆU KHÁC.

Biện pháp phòng tránh bệnh từ sớm

Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, người bệnh cần chú ý phòng tránh những yếu tố gây hại từ sớm. Dưới đây là những biện pháp phòng chống bệnh đau dạ dày mà bạn cần chú ý:

  • Duy trì dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm dễ tiêu, thân thiện với dạ dày, ăn uống đúng giờ, đúng bữa
  • Chú ý đến chế độ sinh hoạt: Đi ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách phòng bệnh tốt nhất cho bạn
  • Không ăn quá nhiều đồ chua, cay, đồ ăn kích thích gây hại niêm mạc
  • Tránh những đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn
  • Tránh để cơ thể căng thẳng, stress, giữ tinh thần thư giãn
  • Hạn chế sử dụng thuốc tân dược, các loại thuốc giảm đau, kháng sinh…
  • Thường xuyên tập luyện, vận động để tăng cường sức khỏe tự nhiên

Như vậy, với những thông tin chi tiết nhất về bệnh đau dạ dày, hy vọng bạn đọc và người bệnh có được những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Đồng thời, khi có những triệu chứng bệnh, bạn cũng cần thăm khám và điều trị từ sớm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Array

Triệu chứng:

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh