Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Đốt Sùi Mào Gà Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Chăm Sóc Mau Lành
Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia tại Đông Phương Y Pháp sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc vết thương đúng cách để đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Giải đáp đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi?
Đốt sùi mào gà là phương pháp sử dụng dòng điện tần số cao hoặc tia laser chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh, giúp phá hủy các nốt sùi mào gà mà không gây ảnh hưởng đến vùng da khỏe mạnh xung quanh.
Vậy sau khi đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi? Chuyên gia cho biết, thông thường sau khoảng 2 – 4 tuần vết thương sẽ hồi phục nếu áp dụng đúng theo hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian phục hồi của từng người bệnh sẽ chênh lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau.
Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi phụ thuộc thời điểm điều trị
Bác sĩ cho biết, do bệnh có các triệu chứng không quá rõ ràng nên đa phần người bệnh phát hiện bệnh sùi mào gà khi bệnh đã trở nặng. Điều này khiến quá trình điều trị cần nhiều thời gian hơn. Nếu người bệnh phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị sớm.
Phương pháp đốt sùi mào gà
Đốt sùi mào gà bao lâu thì lành phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp thực hiện. Hiện nay Y học phát triển nhiều phương pháp đốt sùi mào gà như: Đốt điện, Nitơ lỏng, đốt công nghệ ALA – PDT, đốt công nghệ laser CO2. Mỗi phương pháp sẽ áp dụng những kỹ thuật khác nhau nên thời gian phục hồi da cũng có sự chênh lệch. Bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên chọn phương pháp đốt sùi mào gà ứng dụng công nghệ hiện đại để hạn chế nhược điểm và tăng tốc độ khỏi bệnh.
Tay nghề bác sĩ thực hiện
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi là tay nghề của bác sĩ thực hiện. Việc thực hiện bởi các bác sĩ có kiến thức và kinh nghiệm cao sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra trơn tru, không gây biến chứng và vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đưa ra hướng dẫn chăm sóc và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín và bác sĩ thực hiện có trình độ tốt.
Thể trạng của bệnh nhân
Mỗi người có thể trạng và khả năng đáp ứng điều trị khác nhau. Những người khỏe mạnh và đáp ứng tốt với phương pháp điều trị, bệnh sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần đốt sùi mào gà. Nhưng với những người có thể trạng kém, sức đề kháng yếu thì thời gian khỏi bệnh lâu hơn, có thể mất hơn 1 tháng hoặc thậm chí lâu hơn.
Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi phụ thuộc cách chăm sóc sau điều trị
Các vùng da đốt sùi mào gà sẽ nhanh khỏi hơn nếu được áp dụng phương pháp tại nhà phù hợp. Theo đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vệ sinh vùng da kỹ càng, nghiêm ngặt. Trường hợp người bệnh không có biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ khiến vết thương lâu lành, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.
Đốt sùi mào gà có hình thành sẹo không?
Trước câu hỏi sau khi đốt sùi mào gà có để lại sẹo không, bác sĩ cho biết thực hiện đốt sùi mào gà có thể để lại sẹo trên bề mặt da. Nguyên do như sau:
- Do ứng dụng các dòng điện cao tần và tia laser khiến tác động sâu lên nốt sùi mào gà, điều này cũng gây ảnh hưởng đến tế bào da tại khu vực này và hình thành sẹo.
- Những trường hợp sùi mào gà mức độ nặng khiến virus xâm nhập quá sâu vào da, gây chảy dịch, mưng mủ,… thì sau khi điều trị chắc chắn sẽ để lại sẹo kém thẩm mỹ trên da.
Để cải thiện tình trạng sẹo thâm, sẹo lồi hoặc sẹo lõm kém thẩm mỹ, sau khi điều trị người bệnh có thể áp dụng những biện pháp làm mờ sẹo hoặc can thiệp công nghệ hiện đại để giúp da nhanh phục hồi và đồng màu hơn.
Hướng dẫn cách chăm sóc mau lành
Như đã chia sẻ, đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc sau điều trị. Dưới đây, chuyên gia Đông Phương Y Pháp chia sẻ chi tiết về những lưu ý quan trọng và cách chăm sóc sau khi chữa bệnh.
Trước khi đốt sùi mào gà
Trước khi thực hiện đốt sùi mào gà cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng ảnh hưởng nhịp tim, huyết áp.
- Tuyệt đối không tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trước khi phẫu thuật.
- Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không phát sinh quan hệ tình dục trong thời điểm này.
- Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo cơ thể đủ sức khỏe tiến hành đốt sùi mào gà.
Sau khi đốt sùi mào gà
Sau khi kết thúc quá trình đốt sùi mào gà, người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe và vệ sinh vùng da bị tổn thương kỹ càng.
- Thay băng gạc: Đối với những vị trí đốt diện tích lớn có dùng chỉ khâu và băng gạc bao bọc vết thương, người bệnh cần giữ băng trong 2 ngày đầu. Sau khoảng thời gian này, mỗi ngày cần thay băng 1 lần. Nên chọn loại băng gạc y tế chất lượng, có độ thấm hút tốt để hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương. Nếu băng gạc dính nước tiểu cần thay băng ngay lập tức, đồng thời dùng khăn mềm để làm sạch vùng da này.
- Vệ sinh vùng kín: Cần vệ sinh vùng kín hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn, chất thải, mồ hôi tại đây, tránh tình trạng dính vào vết thương sẽ gây nhiễm trùng hoặc bội nhiễm nguy hiểm.
- Trang phục: Người bệnh không nên mặc quần lót trong thời gian đợi vết thương lành. Đồng thời không mặc các loại quần bó chặt vào cơ thể, nên chọn quần thun rộng rãi để đảm bảo vết thương thông thoáng, mau lành hơn.
- Dùng thuốc theo hướng dẫn: Một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật đốt sùi mào gà sẽ cần sử dụng thuốc để chống nhiễm trùng hoặc ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh cần đảm bảo dùng thuốc đúng theo hướng dẫn liều lượng và liệu trình. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi vì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.
- Chế độ ăn uống: Người bệnh sau cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin và chất chống oxy hóa để tăng đề kháng cho cơ thể và thúc đẩy vết thương nhanh lành. Đặc biệt cần tránh sử dụng bia rượu, chất kích thích.
- Cẩn trọng khi vận động: Thời điểm này không nên vận động cường độ cao, do đó người bệnh tránh tập thể thao cường độ mạnh, không quan hệ tình dục và tránh các kích thích khiến dương vật cương cứng.
- Tái khám định kỳ: Người bệnh cần quay lại bệnh viện, cơ sở y tế tái khám theo lịch đã được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt nếu xuất hiện các dấu hiệu như chảy nhiều máu, vết mổ sưng to và phù nề, sốt cao,… cần khám bác sĩ sớm.
Sau khi hồi phục hoàn toàn
Ngay cả sau khi phục hồi hoàn toàn, bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo về cách chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa sùi mào gà tái phát. Cụ thể, người bệnh cần loại bỏ các thói quen xấu như:
- Không dùng chung đồ cá nhân: Các vật dụng, đồ dùng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, bàn chải đánh răng,… có thể tồn tại virus HPV từ người bệnh. Do đó, tuyệt đối không sử dụng chung để tránh gây lây nhiễm sùi mào gà.
- Quan hệ tình dục an toàn: Bác sĩ cho biết, bệnh sùi mào gà thường lây nhiễm qua đường tình dục. Do đó nếu quan hệ không sử dụng những biện pháp an toàn như bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, cần đảm quan hệ 1:1 và cùng bạn tình khám sức khỏe định kỳ.
- Hạn chế chất kích thích: Bao gồm bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,… đều có chứa các chất làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công, trong đó có virus gây bệnh sùi mào gà.
Câu hỏi liên quan
Ngoài câu hỏi đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, dưới đây chuyên gia giải đáp một số vấn đề khác được nhiều người quan tâm liên quan đến phương pháp chữa bệnh này.
Đốt sùi mào gà có bị đau không?
Đốt sùi mào gà sử dụng những kỹ thuật hiện đại nên cảm giác đau đớn vẫn có nhưng ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, trong quá trình đốt, thì người bệnh có thể được ủ tê nên cảm giác đau được giảm rất nhiều.
Sau khi đốt sùi mào gà bao lâu quan hệ được?
Bác sĩ khuyến cáo tránh quan hệ tình dục trong khoảng 2 – 4 tuần sau khi đốt sùi mào gà. Đồng thời, trong vòng 6 tháng tiếng theo, bệnh nhân vẫn nên sử dụng đầy đủ các biện pháp phòng tránh an toàn để hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
Đốt sùi mào gà có nguy cơ tái phát không?
Đốt sùi mào gà vẫn có nguy cơ tái phát vì các virus gây bệnh có thể còn ẩn dưới da mà không được thể tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, người bệnh vẫn cần thăm khám tầm soát định kỳ đến khi đảm bảo loại bỏ hoàn toàn virus.
Phương pháp đốt sùi mào gà có rủi ro gì không?
Cũng như các cách chữa sùi mào gà khác, phương pháp đốt cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Cụ thể như sau:
- Đau đớn: Tùy cơ địa từng người, sau khi đốt sùi mào gà có thể gây đau trong 2 – 3 ngày. Để giảm bớt tình trạng này, người bệnh được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giảm đau phù hợp.
- Chảy máu: Một số trường hợp xảy ra tình trạng chảy máu kéo dài.
- Nhiễm trùng: Nếu các thiết bị dùng trong đốt sùi mào gà không được khử trùng sạch sẽ hoặc người bệnh không vệ sinh vết thương đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
Đốt sùi mào gà bao nhiêu tiền?
Chi phí thực hiện đốt sùi mào gà ở các bệnh viện hiện nay dao động khoảng từ 500.000 đồng – 3 triệu đồng. Mức chênh lệch này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sùi mào gà, quy mô bệnh viện, phương pháp thực hiện,… Do đó, để biết được mức chi phí chính xác, người bệnh cần đến trực tiếp bệnh viện thăm khám.
Bài viết giúp bạn giải đáp câu hỏi đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi và những vấn đề liên quan khác. Chuyên gia khẳng định phương pháp trị bệnh này mang đến hiệu quả tốt, nhưng thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ càng, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc vết thương đúng cách để nhanh khỏi bệnh.