Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Xung Dương: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Ra Sao?
Huyệt xung dương là một trong những huyệt nằm trong hệ thống kinh mạch của cơ thể con người. Việc hiểu rõ vị trí, công dụng và cách bấm huyệt có thể giúp khắc phục bệnh lý, nâng cao sức khỏe hiệu quả. Để tìm hiểu chi tiết hơn về huyệt vị này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Huyệt xung dương là gì, vị trí ở đâu?
Huyệt xung dương có nhiều tên gọi khác nhau như huyệt hội dõng, hội dũng, hội cốt, phu dương, hội nguyên. Khi đặt tay lên vị trí của huyệt này sẽ thấy có xung (mạch đập). Đồng thời, huyệt đạo này nằm ở vị trí mu bàn chân, thuộc phần dương. Đó là lý do vì sao huyệt đạo này có tên gọi là huyệt xung dương.
Huyệt đạo này là huyệt thứ 42 của kinh Vị, có tác dụng chẩn đoán tình trạng của vị khí. Khi mắc bệnh nặng, nếu đặt tay lên huyệt mà còn thấy mạch đập nghĩa là vị khí còn có khả năng điều trị được.
Huyệt đạo này nằm ở nơi cao nhất của mu bàn chân, nơi có động mạch đập, cách huyệt Nội đình 5 thốn về phía dưới, nằm giữa 2 huyệt giải khê và nội đình, bờ trong gân cơ duỗi ngón thứ 2 và cơ duỗi ngắn ngón cái.
Tác dụng của huyệt xung dương
Trong y học cổ truyền từ lâu đã hiểu được tầm quan trọng của các huyệt đạo và tính ứng dụng cao trong điều trị bệnh lý cơ thể. Trong hệ thống kinh mạch trên cơ thể con người, huyệt xung dương là huyệt đạo khá quan trọng, giúp thầy thuốc chẩn đoán chính xác tình trạng vị khí, góp phần vào việc điều trị các bệnh khá hiệu quả.
Huyệt có tác dụng chính trong việc hòa thấp, hòa vị, định thần chí, hỗ trợ chữa các bệnh liệt chi dưới, trị đau mu bàn chân, đau răng, viêm lợi, tâm thần hiệu quả. Ngoài ra, các thầy thuốc cũng có thể phối với huyệt khác để điều trị nhiều bệnh lý như: Sốt rét nhập gân cơ, miệng méo, bán thân bất toại, xung huyết,… hiệu quả.
Cách điều trị bệnh với huyệt xung dương
Nhờ đóng góp vai trò quan trọng với việc điều trị bệnh trên cơ thể, từ lâu, huyệt xung dương đã được cha ông ta ứng dụng trong chữa trị nhiều bệnh lý. Để đảm bảo thầy thuốc xác định đúng vị trí, bấm huyệt đúng cách, bạn nên tìm đến địa chỉ khám, điều trị bằng y học cổ truyền uy tín.
Các thầy thuốc sẽ dùng kim châm thẳng vào huyệt, độ sâu khoảng 0,3 – 0,5 thốn, ôn cứu trong vòng 3 – 5 phút. Số lần thực hiện cũng như thời gian điều trị chi tiết sẽ phù thuộc vào tình trạng, mức độ cụ thể của mỗi người.
Ngoài ra, thầy thuốc cũng có thể kết hợp bấm huyệt cùng các huyệt đạo khác để điều trị nhiều bệnh lý như:
- Phối Bộc Tham, Phi Dương, Phục Lưu, Túc Tam Lý, Uyển Cốt trị chứng chân yếu.
- Phối thúc cốt trị chứng sốt rét nhập vào gân cơ.
- Phối Phong Long trị chứng cuồng chạy bậy.
- Phối Địa Thương trị bán thân bất toại và miệng méo.
- Phối Bộc Tham, hoàn cốt, phi dương, phục lưu, túc tam lý trị chứng bại liệt, chân teo, mất cảm giác chân.
- Phối Hậu Khê, Thần Môn trị bệnh tâm thần, phát cuồng.
- Phối Điều Khẩu, Tuyệt Cốt trị chứng chân yếu, khó đi.
- Phối Hãm Cốc, Nhiên Cốc trị chứng xung huyết, mu bàn chân sưng.
- Phối Điều Khẩu, Tuyệt Cốt trị bệnh đau chân, chân yếu, khó đi.
- Phối Giải Khê, Hãm Cốc, Lệ Đoài, Nội Đình trị chứng nóng trong, mọc nhọt trong miệng.
Huyệt xung dương là một trong những huyệt đạo quan trọng tại khu vực mu bàn chân, có thể điều trị những bệnh lý đau chân, chân yếu cũng như phối huyệt để chữa bệnh lý khác hiệu quả. Vì vậy, hãy lựa chọn đúng địa chỉ bấm huyệt uy tín, nơi có các thầy thuốc chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!