Huyệt Duy Đạo: Vị Trí, Công Dụng và Cách Châm Cứu

Ngày cập nhật: 07/10/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Mỗi huyệt vị đều mang trong mình những công dụng đặc biệt trong việc điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Trong bài viết này, chuyên gia sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến huyệt Duy Đạo bao gồm vị trí, tác dụng, cách khai thông huyệt. Qua đó sẽ giúp độc giả trang bị thêm kiến thức hữu ích để áp dụng trong quá trình cải thiện sức khỏe của bản thân.

Huyệt Duy Đạo là gì?

Huyệt Duy Đạo còn được gọi là Ngoại Xu, là huyệt thứ 28 thuộc kinh Đởm. Trong Trung Y Cương Mục phân tích ý nghĩa tên huyệt liên quan đến chức năng và vị trí của huyệt trên cơ thể. Cụ thể như sau:

  • “Duy” có nghĩa là thắt lại, gợi ý đến sự kết nối hoặc giữ vững, ám chỉ huyệt này là nơi hội tụ và điều chỉnh các luồng khí trong cơ thể.
  • “Đạo” có nghĩa là con đường, lối đi, đại diện cho sự lưu thông của các dòng năng lượng.

Tên gọi Duy Đạo thể hiện vị trí của huyệt là nơi hội tụ của mạch Đới và kinh Túc Thiếu dương Đởm. Huyệt nằm trên đường kinh, tạo nên một “lối đi” quan trọng trong sự lưu thông khí của cơ thể.

Hình ảnh minh họa huyệt Duy Đạo
Hình ảnh minh họa huyệt Duy Đạo

Vị trí của huyệt Duy Đạo

Huyệt Duy Đạo nằm ở vùng bụng, có thể xác định chuẩn xác theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Xác định gai chậu trước trên bằng cách sờ nắn vùng xương chậu phía trước, lúc này sẽ cảm nhận được một điểm nhô lên rõ rệt, đó chính là gai chậu trước trên.
  • Bước 2: Tiếp theo, xác định vị trí huyệt Ngũ Xu. Huyệt này nằm ngay dưới gai chậu trước trên. Từ huyệt Ngũ Xu, đo ra phía trước một khoảng cách bằng 0.5 thốn.
  • Bước 3: Từ huyệt Chương Môn (nằm ở đường nách giữa, phía dưới xương sườn 11), di chuyển thẳng xuống 5.3 thốn.

Vị trí huyệt Duy Đạo ở phía trước dưới gai chậu trước trên, nằm dưới huyệt Chương Môn 5.3 thốn và phía dưới huyệt Ngũ Xu 0.5 thốn.

Đặc điểm giải phẫu:

  • Dưới da vùng huyệt là bờ dưới của cơ chéo to và cơ chéo bé của bụng, mạc ngang, cơ ngang bụng, phúc mạc, đại trường.
  • Thần kinh vận động cơ tại vị trí huyệt là 6 dây thần kinh gian sườn dưới cùng hệ thống dây thần kinh bụng – sinh dục.
  • Da vùng huyệt đạo chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D12.

Tác dụng của huyệt Duy Đạo

Huyệt Duy Đạo với khả năng điều hòa khí huyết, thông kinh lạc và lợi tiểu tiện, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm:

  • Viêm màng trong tử cung: Tác động vào huyệt đúng cách sẽ giúp giúp giảm đau, tiêu viêm, điều hòa kinh nguyệt, từ đó hỗ trợ điều trị viêm màng trong tử cung.
  • Đau bụng dưới: Huyệt Duy Đạo có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm co thắt cơ trơn, từ đó giúp giảm đau bụng dưới do nhiều nguyên nhân gây ra như kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn tiêu hóa,…
  • Táo bón kinh niên: Do huyệt nằm trên kinh Đởm, có liên quan mật thiết đến chức năng tiêu hóa, vậy nên khi tác động vào huyệt này giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Huyệt có tác dụng trị táo bón kinh niên
Huyệt có tác dụng trị táo bón kinh niên

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt Duy Đạo

Việc châm cứu và bấm huyệt Duy Đạo cần được thực hiện bởi các chuyên gia để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Dưới đây là các bước cơ bản khi tiến hành khai thông huyệt này:

Châm cứu huyệt:

  • Chuẩn bị: Người bệnh cần nằm thẳng trên một mặt phẳng thoải mái.
  • Xác định huyệt: Xác định đúng vị trí của huyệt Duy Đạo, đảm bảo không châm sai huyệt.
  • Châm kim: Kim châm cứu sẽ được đưa vào vị trí huyệt với độ sâu khoảng 1 – 1.5cm. Thời gian lưu kim từ 15 – 20 phút tùy vào tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị.
  • Theo dõi phản ứng: Sau khi châm, người thực hiện cần theo dõi phản ứng của cơ thể, đảm bảo người bệnh không gặp phải các biểu hiện bất thường như đau nhói, hoa mắt hay buồn nôn.
Châm cứu huyệt cần được thực hiện bởi các chuyên gia
Châm cứu huyệt cần được thực hiện bởi các chuyên gia

Bấm huyệt:

  • Chuẩn bị: Tương tự tư thế khi châm cứu.
  • Thực hiện bấm huyệt: Sau khi xác định huyệt, dùng lực vừa phải ấn nhẹ vào huyệt và giữ khoảng 1 – 2 phút. Lặp lại thao tác này từ 3 – 5 lần trong mỗi lần thực hiện.
  • Thư giãn sau khi bấm huyệt: Sau khi hoàn thành, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi khoảng 10 – 15 phút để cơ thể điều chỉnh và cảm nhận tác dụng của bấm huyệt.

Huyệt Duy Đạo là một huyệt vị quan trọng trong Đông y, có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp khai thông huyệt nào.

Xem Thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh