Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Chế Ô Là Gì? Vị Trí, Tác Dụng Và Hướng Dẫn Chấm Cứu
Huyệt Chế Ô nằm trên ngón tay, được Y học cổ truyền đánh giá cao về khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến ung nhọt, loét lâu năm. Vậy huyệt có vị trí nằm ở đâu? Tác dụng và cách châm cứu, bấm huyệt như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về huyệt vị đặc biệt này.
Huyệt Chế Ô là gì? Xác định vị trí
Trong Y học cổ truyền, huyệt Chế Ô được đánh giá là huyệt đạo quan trọng trong hệ thống kinh lạc. Huyệt quy kinh, nhập vào 2 kinh Tỳ và Thận, có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng và viêm nhiễm của cơ thể.
Huyệt Chế Ô nằm trên lưng ngón tay cái và có ba vị trí khác nhau, xác định như sau:
- Huyệt Chế Ô 1: Vị trí nằm trên lưng ngón tay cái, cách chính giữa đốt thứ nhất khoảng 2.5 cm theo chiều xuống.
- Huyệt Chế Ô 2: Vị trí nằm trên lưng ngón tay cái và nằm chính giữa đốt thứ nhất của ngón này.
- Huyệt Chế Ô 3: Vị trí nằm trên lưng ngón tay cái, cách chính giữa đốt thứ nhất khoảng 2.5 cm theo chiều lên.
Tác dụng của huyệt Chế Ô trong điều trị bệnh
Theo ghi chép từ Y thư cổ, huyệt Chế Ô có khả năng tiêu thũng khư ứ. Vậy nên huyệt được ứng dụng trong phác đồ điều trị vấn đề như:
- Nhọt độc: Huyệt có khả năng tiêu thũng, giúp làm giảm sưng viêm và đau đớn do nhọt độc hoặc các tổn thương lâu ngày không lành.
- Loét lâu năm: Tác động huyệt này giúp tiêu viêm, sinh cơ, tăng cường quá trình tái tạo tế bào. Điều này giúp giảm viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình lành vết thương, giúp vết loét mau lành.
- Khối u ác tính, ung thư: Theo Y học cổ truyền, huyệt có tác dụng tán kết, hóa ứ, tức là làm tan khối u, giảm sưng, đau. Tuy nhiên, hiệu quả của huyệt đạo này trong điều trị ung thư còn hạn chế và cần được nghiên cứu thêm.
- Hỗ trợ hồi phục sau phẫu thuật: Việc tác động vào huyệt này giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm sưng và ngăn ngừa các biến chứng sau phẫu thuật như vết mổ chảy dịch không ngừng.
Châm cứu và bấm huyệt Chế Ô chuẩn Y học cổ truyền
Châm cứu và bấm huyệt là hai phương pháp tác động vào huyệt Chế Ô thường được sử dụng trong Y học cổ truyền. Mỗi phương pháp có kỹ thuật thực hiện riêng như sau:
Kỹ thuật châm cứu huyệt:
- Xác định huyệt vị: Xác định chính xác vị trí huyệt theo hướng dẫn.
- Sát trùng: Sát trùng vùng da cần châm bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Kỹ thuật châm: Kim được châm vào huyệt với một góc chếch khoảng 45 độ. Độ sâu cần đạt đến để kích thích huyệt là khoảng 2 – 3 cm.
- Chích máu: Trong một số trường hợp, bác sĩ tiến hành chích để rút máu đen từ huyệt nhằm cải thiện ứ trệ trong hệ tuần hoàn.
- Rút kim: Rút kim nhanh chóng, dứt khoát, sau đó dùng bông y tế ấn nhẹ vào vị trí châm để cầm máu.
Kỹ thuật bấm huyệt:
- Day ấn huyệt: Dùng đầu ngón tay (ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa) day ấn huyệt. Lực ấn vừa phải, từ nhẹ đến mạnh dần, không gây đau nhức cho bệnh nhân.
- Kết hợp các thủ thuật: Ngoài day ấn, có thể kết hợp với các thủ thuật khác như vuốt, miết, xoa vùng huyệt theo chiều kim đồng hồ.
- Thời gian: Quá trình bấm huyệt thường kéo dài từ 1 đến 3 phú và thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần.
Hướng dẫn phối huyệt
Dưới đây là các cách phối huyệt Chế Ô được ứng dụng nhằm tăng hiệu quả trị bệnh:
- Phối cùng huyệt đạo Tứ Mã + huyệt đạo Tam Trọng + huyệt đạo Linh Cốt: Điều trị nhọt độc, loét lâu năm.
- Phối cùng huyệt đạo Tam Trọng, sau đó chích máu vùng bệnh: Điều trị u nhọt.
- Phối cùng huyệt đạo Mộc Quan + huyệt đạo Thủ Giải, kết hợp chích máu huyệt đạo Phân Chi Thượng và huyệt đạo Phân Chi Hạ: Điều trị bệnh hoa liễu (bệnh lây qua đường tình dụ như lậu, giang mai, hạ cam).
Việc nắm vững vị trí và kỹ thuật tác động lên huyệt Chế Ô sẽ giúp bạn khai thác tối đa lợi ích của huyệt vị này trong việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, châm cứu huyệt sẽ cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.
Xem Thêm:
- Huyệt Cơ Môn Là Gì? Tìm Vị Trí Và Cách Ứng Dụng Trị Bệnh
- Huyệt Chi Chính: Vị Trí, Cách Bấm Huyệt, Châm Cứu Chuẩn Y Học
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!