Viêm Họng: Triệu Chứng, Chuẩn Đoán, Điều Trị

Ngày cập nhật: 08/08/2024 Biên tập viên: Hải Yến
Đánh giá bài viết

Viêm họng là căn bệnh phổ biến mà đa số chúng ta đều gặp phải. Bệnh chia thành nhiều dạng khác nhau với những triệu chứng cũng hoàn toàn khác biệt như: ho, đau họng, khó thở… Đặc biệt, đây là căn bệnh có khả năng tái phát cao nên người bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với các biện pháp phòng tránh khác. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm họng ngay trong bài viết này.

Viêm họng là gì? Các dạng thường gặp

Viêm họng là một căn bệnh thuộc dạng nhiễm trùng tại đường hô hấp khiến cho niêm mạc hầu họng bị vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, khi virus tấn công dẫn đến cổ họng bị đau rát. 

Viêm họng là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay
Viêm họng là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay

Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi nói, suy nhược cơ thể và vô cùng khó chịu khi ăn uống. Dựa theo mức độ viêm nhiễm mà người bệnh thường gặp, viêm họng được chia ra thành 2 dạng phổ biến là viêm họng cấp và mãn tính. Cụ thể:

  • Viêm họng cấp tính: Đây là căn bệnh khởi phát đột ngột và có thể khiến cho cổ họng bị khô, đau rát, ho khan, kèm theo sốt và có khả năng phục hồi sau vài ngày nếu được điều trị kháng viêm đúng cách.
  • Viêm họng mãn tính tái: Ở giai đoạn này, bệnh sẽ dai dẳng và khó điều trị hơn. Viêm họng mãn tính có thể gây đau rát cổ họng, nhiều cơn ho, khó nuốt, mệt mỏi.

Hiểu đúng về căn bệnh viêm họng và các dạng bệnh thường gặp giúp bạn nhận biết chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân mình.

Triệu chứng của bệnh viêm họng

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm họng có sự khác biệt mà bạn có thể nhận thấy giữa giai hai giai đoạn cấp và mãn tính. Người bệnh cũng cần chú ý bởi ở từng mức độ bệnh, từng độ tuổi, thể trạng khác nhau sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau.

Hãy chú ý đến những triệu chứng viêm họng ở từng giai đoạn, đặc biệt là:

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm họng cấp

Bệnh có triệu chứng khởi phát đột ngột với tính điển hình cao. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh sẽ bị xung huyết, sưng phù tại niêm mạc cổ họng. Một vài trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt cao tới 40 độ C, gây ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày, cơ thể bị đau nhức.

Nhiều người bị viêm họng cấp cũng chia sẻ rằng họ thường xuyên cảm thấy khô nóng ở cổ họng, lâu dần trạng thái này chuyển sang đau rát. Tình trạng này gặp phải nhiều nhất khi ho và ăn uống.

Một vài biểu hiện khác của viêm họng cấp có thể kể đến như: ho khan, đau họng, tắc mũi, chảy nước mũi thường xuyên… Khi vi khuẩn tấn công, bệnh sẽ gây đau đầu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài.

Viêm họng mãn tính – bệnh kéo dài dai dẳng

Những triệu chứng của viêm họng mãn tính sẽ khởi phát chậm hơn so với giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh thường có xu hướng dai dẳng và kéo dài. 

Bệnh lâu ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị
Bệnh lâu ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị

Triệu chứng viêm họng mãn tính nhẹ hơn và khá mờ nhạt. Bệnh nhân có thể cảm thấy vướng cổ họng, nhất là sau khi ngủ dậy và khi ăn. Một vài dấu hiệu của cơ thể cảnh báo bạn có thể đã bị viêm họng mãn tính:

  • Thường xuyên thấy cổ họng khô, nóng và ngứa rát liên tục
  • Vùng họng tắc khiến bạn phải khạc nhổ để loại bỏ bớt dịch đờm ra bên ngoài
  • Liên tục xuất hiện các cơn ho vào ban đêm hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, ho nhiều gây khàn giọng.

Khi thấy những dấu hiệu bệnh kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và ĐIỀU TRỊ SỚM. Đừng để bệnh DAI DẲNG KHÓ CHỮA

Chẩn đoán viêm họng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh viêm họng khác nhau. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện biện pháp phòng tránh phù hợp. 

Một số phương pháp chẩn đoán viêm họng có thể kể đến như:

  • Kiểm tra họng cổ: Để xác định xem bạn có bị viêm họng hay không, các bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng và kiểm tra vùng họng để phát hiện mảng trắng hay xám, có vết sưng và đỏ không. 
  • Cấy trùng cổ họng:Trường hợp nghi ngờ nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn, họ có thể sẽ tiến hành quết mẫu dịch tiết ra từ cổ họng. Phương pháp chẩn đoán này có thể cho kết quả ngay trong vài phút và mẫu dịch sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm. Kết quả mẫu dịch sẽ chuyển lại cho bạn trong vòng 24h.
  • Xét nghiệm máu: Khi nghi ngờ một nguyên nhân khác gây viêm họng bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu. Phương pháp chẩn đoán này cũng giúp bạn có thể xác định bệnh bạch cầu đơn khá chính xác.

Làm sao để phân biệt viêm họng và ung thư thực quản?

Những triệu chứng của bệnh viêm họng và ung thư thực quản khá giống nhau nên thường dễ gây nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này. 

Cần phân biệt bệnh với ung thư vòm họng
Cần phân biệt bệnh với ung thư vòm họng

Để phân biệt được bệnh lý viêm họng và ung thư thực quản các bác sĩ dựa trên những điểm sau đây:

Giống nhau: Cả hai căn bệnh đều khiến cho bạn có cảm giác khó chịu ở vùng hầu họng.

Khác nhau:

  • Ung thư thực quản giai đoạn đầu sẽ không gây khó khăn khi nuốt và không làm bạn thấy khó chịu nhiều ở vùng họng
  • Viêm họng sẽ có những triệu chứng khá rõ ở các giai giai đoạn khác nhau. Khi ăn uống các triệu chứng viêm họng có thể mất đi hoặc suy giảm đáng kể.
  • Ung thư thực quản khiến cho bệnh nhân đau ở vùng xương ngực phía sau, liên tục thấy nóng rát.
  • Viêm họng mãn tính gây ra tình trạng sưng đau, cổ họng khô, khó thở, ho thường xuyên hơn.

Phương pháp điều trị viêm họng

Nền Y học ngày càng phát triển cùng với đó cũng có rất nhiều phương pháp điều trị viêm họng cho bệnh nhân. Một số cách chữa viêm họng được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như:

Thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y điều trị viêm họng là lựa chọn của rất nhiều bệnh nhân. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định để giảm đau hay hạ sốt áp dụng với những trường hợp viêm họng nhẹ.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân thường được bác sĩ kê đơn thuốc gồm có:

  • Kết hợp vitamin C với thuốc có thành phần chính là paracetamol dùng để giảm đau, hạ sốt nhanh chóng.
  • Một số loại thuốc: Amoxicillin, Cephalexin, Penicillin… được sử dụng phổ biến để hạn chế sưng viêm
  • Thuốc kháng sinh dạng viên ngậm có tác dụng cắt các cơn ho, ổn định PH tại vùng niêm mạc họng. Thuốc được chỉ định để giảm ngứa và đau rát.
  • Thuốc súc họng hoặc dung dịch chứa tinh dầu: Đây là loại thuốc có thành phần kháng sinh, kháng viêm nhằm làm tan đờm, sát khuẩn họng nhanh chóng
Thuốc Tây giúp giảm nhanh các cơn đau nhưng khó chữa bệnh dứt điểm
Thuốc Tây giúp giảm nhanh các cơn đau nhưng khó chữa bệnh dứt điểm

Riêng với trường hợp viêm họng có virus, các bác sĩ sẽ lên phác đồ phù hợp để tăng hiệu quả chữa bệnh và ngăn ngừa kháng thuốc. Cùng với những loại thuốc kể trên, trong một vài trường hợp nhất định, các bác sĩ cũng có thể kê thuốc chống trào ngược, chống dị ứng để điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

Lưu ý cần biết khi dùng thuốc Tây:

  • Người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc
  • Thuốc Tây y có thể điều trị nhanh chóng nhưng chưa thể chữa bệnh tận gốc
  • Dừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng kháng thuốc

Bài thuốc Đông y chữa viêm họng

Lựa chọn thuốc Đông y chữa viêm họng là một lựa chọn an toàn và mang lại hiệu quả điều trị khá cao. Một số bài thuốc chữa viêm họng theo từng giai đoạn khác nhau có thể kể đến như:

Bài thuốc Đông y chữa viêm họng cấp tính:

Chuẩn bị nguyên liệu: kinh giới 12 gram, bạc hà 8 gram, kim ngân 12 gram, cỏ nhọ nồi 8 gram, huyền sâm 12 gram, tang bạch bì 8 gram, sinh địa 12 gram, xạ can 4 gram.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả dược liệu đã chuẩn bị
  • Dùng 750ml nước lọc và cho tất cả các dược liệu vào nồi
  • Thực hiện sắc thuốc trên bếp lửa nhỏ cho đến khi lượng nước trong nồi chỉ còn lại 250ml là được
  • Uống thuốc vào buổi sáng và buổi tối

Bài thuốc Đông y chữa viêm họng mãn tính

Chuẩn bị nguyên liệu: sa sâm 16 gram, thiên hoa phấn 6 gram, hoàng cầm 12 gram, cam thảo 4 gram, tang bạch bì 12 gram, cát cánh 4 gram

Thuốc Đông y có hiệu quả bền vững nhưng cần hỗ trợ với các phương pháp điều trị khác
Thuốc Đông y có hiệu quả bền vững nhưng cần hỗ trợ với các phương pháp điều trị khác

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch sa sâm, thiên hoa phấn, hoàng cầm, cát cánh, tang bạch bì, cam thảo
  • Cho tất cả dược liệu đã rửa vào cùng một nồi, đổ thêm 750ml nước lọc và thực hiện sắc lấy nước trên bếp lửa
  • Đun trên bếp lửa nhỏ và đợi cho phần thuốc sắc còn lại 1/3 so với lượng nước ban đầu là được
  • Chia thuốc thành 2 lần và uống vào mỗi ngày (sáng, tối).

Chữa viêm họng với bài thuốc dân gian tại nhà

Vì tính tiện dụng, chi phí rẻ với những nguồn nguyên liệu sẵn có trong nhà, rất nhiều bệnh nhân lựa chọn giải pháp điều trị này. Chữa viêm họng tại nhà với những loại thảo dược tự nhiên giảm thiểu những triệu chứng của bệnh.

Một số cách chữa viêm họng tại nhà thường được người bệnh “truyền tai” đó là:

  • Tích cực bổ sung nước: Cổ họng bị viêm và khô, vì thế, bổ sung nước liên tục là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau rát. Uống nước giúp cân bằng độ ẩm, hạ sốt cho người bệnh viêm họng. Nước lọc, nước ép hoa quả chính là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh viêm họng.
  • Trà chanh mật ong trị viêm họng: Thức uống này giúp bổ sung vitamin có lợi, đồng thời nó cũng làm tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng cho vết viêm.
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng sát khuẩn và chống nhiễm trùng vùng họng. Nên sử dụng nước muối ấm và làm sạch khoang miệng bằng nước trước khi dùng nước muối.
  • Lá tía tô chữa viêm họng: Bạn có thể rửa sạch lá tía tô và xay, lọc lấy nước uống hằng ngày để hỗ trợ điều trị viêm họng.
  • Bột nghệ: Pha bột nghệ với nước ấm, cho thêm một chút muối rồi khuấy đều. Hằng ngày, bạn có thể uống nước bột nghệ hoặc trộn bột nghệ với mật ong, vo viên rồi dùng để bảo vệ họng.
  • Dùng tỏi: Các nghiên cứu đã chứng minh tỏi có chất kháng sinh mạnh, có thể kháng viêm hiệu quả. Ngậm một tép tỏi mỗi ngày từ 2 đến 5 phút cũng là cách để bảo vệ vùng họng

Viêm họng nên làm gì? Kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh

Muốn cải thiện tình trạng sưng viêm ở cổ họng, bạn cần chú ý thực hiện những điều sau đây:

  • Bổ sung thêm nước ấm cho cơ thể
  • Tích cực súc miệng với nước muối loãng.
  • Duy trì độ ẩm, hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm
  • Lựa chọn những món ăn mềm như cháo và súp
  • Uống trà hoa cúc và mật ong

Để điều trị bệnh viêm họng đạt hiệu quả cao hơn, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số điều mà bạn nên kiêng ăn để tránh những chuyển biến xấu của bệnh:

  • Tránh xa thuốc lá: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khói thuốc có thể khiến cơn ho, tình trạng viêm sưng trầm trọng hơn rất nhiều.
  • Các sản phẩm tẩy rửa: Các loại thuốc xịt phòng, thuốc tẩy bồn cầu,… có mùi gây kích ứng hệ hô hấp nên bạn cần hạn chế tiếp xúc với những sản phẩm này.
  • Đồ ăn cay nhiều ớt, đinh hương, tiêu: Đây đều là những gia vị có tính nóng, gây kích ứng đến họng
  • Đồ ăn giòn hoặc khô: Đây là những đồ ăn khó nuốt, dễ tạo nên vết xước tại cổ họng

Lời khuyên: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm họng từ sớm

Viêm họng là căn bệnh có khả năng tái phát cao, nhất là với những người có hệ miễn dịch kém, người sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm. Do đó, ngoài việc điều trị, bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp phòng tránh bệnh như:

  • Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh môi trường ô nhiễm.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, chú ý súc miệng với nước muối 2 lần/ ngày nhằm để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng
  • Bổ sung nước phù hợp, tích cực thanh lọc cơ thể
  • Thực hiện phẫu thuật cắt amidan, nhất là với trường hợp bệnh tái phát nhiều lần do viêm amidan
  • Giữ ấm cơ thể, bổ sung các loại thảo dược có tính kháng khuẩn trong chế độ ăn hằng ngày

Viêm họng là bệnh lý hô hấp thường gặp và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, cần có những biện pháp điều trị và chăm sóc khoa học. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu viêm họng để chấm dứt bệnh từ sớm.

Array

Thuốc chữa

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh