Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tọa đàm “ Bảo tồn di sản thuốc Nam – Giữ hồn thiêng dân tộc” tại Lễ kỷ niệm Trung tâm Đông Phương Y Pháp – CN TP.HCM
Ngày 21/9 nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Đông Phương Y Pháp trực thuốc Trung tâm Thuốc Dân Tộc TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm đặc biệt với chủ đề: “Bảo tồn di sản thuốc nam – Giữ hồn thiêng dân tộc.”. Sự kiện đã quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y học cổ truyền nhằm chia sẻ và thảo luận về những giá trị của thuốc Nam cũng như tìm ra giải pháp bảo tồn di sản quý báu trong bối cảnh hiện nay.
Y học cổ truyền Việt Nam là di sản quý báu, gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc, qua hàng nghìn năm những bài thuốc cổ truyền đã không chỉ chữa bệnh mà còn phản ánh tri thức và văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, trước sự phát triển của y học hiện đại, nền y học cổ truyền đang đối mặt với nguy cơ mai một. Vì vậy nhân dịp thành lập 10 năm Đông Phương Y Pháp TP.HCM trung tâm đã tổ chức buổi tọa đàm: “Bảo tồn di sản thuốc nam – Giữ hồn thiêng dân tộc”
Buổi tọa đàm vinh dự có sự hiện diện của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền gồm:
- Thầy thuốc ưu tú. Lương y, Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức Đoàn Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y Tế
- Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học dân tộc Tradimec
- Thầy thuốc ưu tú. Bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn – Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc
Buổi tọa đàm tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn di sản thuốc Nam, một phần quan trọng trong nền y học cổ truyền của dân tộc. Đặc biệt các chuyên gia cũng làm rõ vai trò của thuốc Nam trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng và những thách thức mà ngành y học cổ truyền đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện đại hóa.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Thầy thuốc ưu ý Lương y, dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức đoàn đã chia sẻ về tầm quan trọng của thuốc Nam. Ông khẳng định: “ Thuốc Nam không chỉ đơn thuần là các bài thuốc từ thảo dược mà còn là một phần quan trọng trong di sản văn hóa và tri thức của dân tộc Việt Nam. Việc hiểu đúng về thuốc Nam là rất cần thiết để phát huy giá trị của nó trong chăm sóc sức khỏe cộng Đồng”
Ảnh Ông Nguyễn Đức Đoàn – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y Dược học cổ truyền, Bộ y tế phát biểu tại tọa đàm “Bảo tồn di sản thuốc Nam – Giữ hồn thiêng dân tộc” trong khuôn khổ sự kiện.
Ông cho biết các bậc danh y lỗi lạc trong lịch sử y học cổ truyền Việt Nam phải kể đến cụ Tuệ Tĩnh với tác phẩm “Nam dược thần hiệu” và “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư”, Hải Thượng Lãn Ông với “Y tông Tâm Lĩnh”, cùng với danh y Hoàng Đôn Hòa và Nguyễn Đại Năng. Những danh y này đã truyền lại nhiều bài thuốc quý giá, ứng dụng hiệu quả trong điều trị bệnh cho đến ngày nay.
Đặc biệt, Ông chia sẻ: “Vào thập niên 1960, sự ra đời của Hội đồng Nhị Thập Bát Tú với 28 vị lương y danh tiếng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của thuốc Nam. Được giao nhiệm vụ tổng hợp những kinh nghiệm chữa bệnh quý báu của các cụ, tôi đã ghi chép lại trong cuốn sách ‘Nam Y Địa Phương,’ với gần 3000 phương thuốc Nam của y học Việt Nam. Nhà nước đã tin tưởng trao cho tôi trọng trách kế thừa và phát triển những giá trị y học cổ truyền này, để biến chúng thành di sản dân tộc quý báu.”
Ảnh Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học Dân tộc Tradimec, đã chia sẻ tại tọa đàm “Bảo tồn di sản thuốc Nam – Giữ hồn thiêng dân tộc” trong khuôn khổ sự kiện.
Theo đó, Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học Dân tộc Tradimec, đã chia sẻ về những khó khăn và thách thức trong việc ứng dụng thuốc Nam hiện nay. Bà cho biết: “Thuốc Nam vẫn chưa được chú trọng đúng mức trong công tác nghiên cứu và chứng thực, phần lớn dựa trên kinh nghiệm mà chưa có cơ sở khoa học vững chắc, mặc dù chúng có giá trị thực tiễn rất lớn. Bên cạnh đó, một số bí truyền có thể bị che giấu hoặc giữ làm của riêng, thậm chí bị thần thánh hóa, làm cản trở việc phổ biến và ứng dụng. Hơn nữa, các quan niệm về thuốc Nam vẫn chưa được thống nhất giữa các cá nhân và tổ chức trong ngành.”
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản thuốc Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển Y Dược Dân Tộc đã triển khai nhiều giải pháp và dự án. Viện đang tập trung nghiên cứu sâu vào các bài thuốc và vị thuốc Nam tiềm năng, có tính ứng dụng cao và hiệu quả điều trị tốt, nhằm quy chuẩn hóa thành các công trình nghiên cứu chính thống. Sau khi nhận được lời đề nghị từ Thầy Nguyễn Đức Đoàn và Trung tâm Thuốc Dân Tộc, cùng với những dự định ấp ủ nhiều năm, Viện chính thức quyết định thành lập Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam, hiện đang ứng dụng bài thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang từ Hội đồng Nhị Thập Bát Tú, mang lại kết quả cao trong việc cải thiện rối loạn mỡ máu. Đồng thời, công tác sưu tầm, quản lý và bảo tồn các tài liệu và bài thuốc cổ cũng được chú trọng để tránh bị mai một. Viện cũng đang tích cực liên kết với các tổ chức và cá nhân uy tín trong ngành để cùng nhau xây dựng một nền Nam y vững mạnh, mang lại giá trị cho cộng đồng.
Sau phần chia sẻ của Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, là phần chia sẻ của Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh, đã nhấn mạnh vai trò và giá trị to lớn của y học dân gian Việt Nam. Ông chia sẻ rằng: “Việt Nam có ba nền y học chính: y học hiện đại, y học phương Đông và y học bản địa (y học dân gian). Trong đó, y học dân gian đã gắn bó với người dân Việt Nam suốt hơn 4000 năm lịch sử, là phương pháp chữa bệnh chính của 54 dân tộc anh em. Mặc dù y học hiện đại mới chỉ du nhập vào Việt Nam khoảng 100 năm và đã đạt được nhiều thành tựu trong điều trị các bệnh cấp tính, nhưng lại gặp nhiều hạn chế trong việc chữa trị các bệnh rối loạn chuyển hóa và mãn tính. Y học phương Đông du nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đóng góp nhiều giá trị vào nền y học Việt Nam, nhưng chính y học bản địa mới thực sự gắn liền với đời sống và văn hóa của người dân Việt, đặc biệt là trong nền văn hóa lúa nước. Những phương thuốc dân gian không chỉ dễ áp dụng, dễ phổ biến mà còn mang lại hiệu quả cao, đã giúp dân tộc vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh.”
Ảnh Thầy thuốc ưu tú. Bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn – Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc đã chia sẻ tại tọa đàm “Bảo tồn di sản thuốc Nam – Giữ hồn thiêng dân tộc” trong khuôn khổ sự kiện
Tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc, những giá trị của y học dân gian đang được phát huy mạnh mẽ. Các phương pháp điều trị tại đây được kết hợp giữa y học cổ truyền và những thành tựu của y học hiện đại. Những bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận, chọn lọc, đáp ứng nhu cầu điều trị của các bệnh lý phổ biến mà y học hiện đại còn hạn chế chữa được nhiều bệnh mãn tính như viêm da, dạ dày, xương khớp,…
Bác sĩ Lê Hữu Tuấn cũng chia sẻ về những dự án cụ thể mà Trung tâm Thuốc Dân Tộc đang triển khai nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thuốc Nam. Ông cho biết: “Trung tâm có nhiều chương trình và dự án tôn vinh di sản thuốc Nam, trong đó Dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam ứng dụng bài thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang từ Hội đồng Nhị Thập Bát Tú giúp nhiều người cải thiện được tình trạng tim mạch và rối loạn mỡ máu. Sắp tới, chúng tôi sẽ triển khai Dự án Bảo vệ Gan Mật Việt Nam, ứng dụng bài thuốc Bảo Nam Ích Can Thang của cụ Hải Thượng Lãn Ông mang lại hiệu quả cao trong điều trị gan nhiễm mỡ”. Đây là minh chứng cho sức mạnh và giá trị bền vững của y học dân gian Việt Nam trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và buổi đào tạo cho các thế hệ đội ngũ kế cận để truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của thế hệ đi trước. Trung tâm còn phát hành các ấn phẩm nội bộ phục vụ cho công tác chuyên môn và giúp người bệnh hiểu rõ hơn về Nam y nói riêng và y học cổ truyền nói chung.
Buổi tọa đàm: “ Bảo tồn di sản thuốc nam – giữ hồn thiêng dân tộc” trong khuôn khổ của lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Thuốc Dân Tộc TP.HCM đã khép lại trong sự đồng thuận cao và lòng quyết tâm của tất cả các chuyên gia, đội ngũ y bác sĩ cùng các tổ chức tham gia. Tất cả đều chung tay, cam kết sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của nền y học dân tộc, góp phần đưa những bài thuốc cổ truyền đến gần hơn với đời sống hiện đại, không chỉ chăm sóc sức khỏe mà còn giữ gìn hồn thiêng văn hóa của dân tộc Việt Nam.