Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Đề tài tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh
Việc áp dụng các biện pháp trị liệu lên các huyệt đạo trên cơ thể vốn là phương pháp đã xuất hiện từ những ngày Đông y còn sơ khai. Tuy nhiên ở xã hội hiện đại, việc truyền bá các kiến thức về huyệt đạo càng trở nên mơ hồ bởi Y học hiện đại quá phát triển và lấn át Y học cổ truyền. Dần dần các kiến thức y học chính thống về huyệt đạo và các phương pháp điều trị tại huyệt bị phai nhạt và góp phần khiến cho nền Y học cổ truyền không còn chỗ đứng.
Năm 2005, khi ấy là thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã thành công trong việc bảo vệ luận án Tiến sĩ, chứng minh được sự tồn tại cũng như các chỉ số sinh học của huyệt Nguyên – nhóm huyệt quan trọng trong số những huyệt đạo chính trên cơ thể con người. Luận án không chỉ mang tính chất dừng lại trên sách vở mà còn là cơ sở để các bác sĩ Y học cổ truyền đưa ra các hướng điều trị mới, tích cực và hiệu quả hơn cho nhiều dạng bệnh mãn tính – chữa bệnh không dùng thuốc.
Nội dung Luận án nghiên cứu
Sử dụng phương pháp châm cứu và điện châm, luận án đề cập đến sự thay đổi của những chỉ số diện tích huyệt, điện trở da vùng huyệt, cường độ dòng điện qua da vùng huyệt, nhiệt độ da vùng huyệt trên 3 nhóm đối tượng:
- người khỏe mạnh có độ tuổi từ 21-25 tuổi
- người khỏe mạnh có độ tuổi từ 50 tuổi trở lên
- người mắc các chứng bệnh đau dạ dày – đại tràng mãn tính từ 50 tuổi trở lên
Hệ thống huyệt đạo trên cơ thể
12 cặp huyệt Nguyên được nghiên cứu trong luận án này bao gồm 6 cặp huyệt ở tay: hợp cốc, dương trì, uyển cốt, thái uyên, đại lăng, thần môn; và 6 cặp huyệt ở chân bao gồm: xung dương, khâu khư, kinh cốt, thái bạch, thái xung, thái khê.
Qua nghiên cứu cho thấy, các đặc điểm tại các cặp huyệt Nguyên này đều có sự khác biệt nhất định giữa các nhóm độ tuổi, ở những người bình thường so với người mắc bệnh. Và một khi có tác động của châm cứu hoặc điện châm thì những chỉ số lại cho thấy sự biến đổi rõ rệt, cùng với đó kéo theo một loạt sự thay đổi khác trên toàn bộ cơ thể. Cụ thể:
- Tác động lên các thành phần của máu và huyết tương như: hồng cầu, bạch cầu, icon trong huyết tương (Na+, K+, pH máu), giảm lipid trong máu.
- Tác động lên hệ thống miễn dịch: giúp điều hòa đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch trung gian qua tế bào.
- Tác động lên hệ tuần hoàn: đưa nhịp tim về trạng thái sinh lý bình thường, điều hòa mạch máu và các mao mạch.
- Tác động lên hệ hô hấp: phục hồi hô hấp, tăng thông khí, tăng biên độ và tăng điện thế các cơ hô hấp; giảm hoặc cắt cơn hen.
- Tác động lên hệ tiêu hóa: làm tăng vận động ống tiêu hóa, tăng tiết lượng dịch vị và một số trung gian bài tiết.
- Tác động lên hệ thần kinh: có thể thấy ngay tác động giảm đau và kích thích lan truyền thần kinh tới các huyệt.
- Tác động lên hệ nội tiết: ở mỗi huyệt khác nhau sẽ cho tác động điều hòa nội tiết từng loại hormon cụ thể.
…
Tất cả đều cho thấy châm cứu và điện châm mang lại tác dụng điều hòa các chức năng của các cơ quan, có xu hướng đưa các chỉ số trở lại mức sinh lý bình thường và tiếp tục duy trì mức chỉ số đó trong một khoảng thời gian nhất định phụ thuộc vào thời gian cũng như cường lực tác động. Thêm vào đó, số liệu trong nghiên cứu được lấy với số lượng mẫu lớn cho kết quả đồng nhất, từ đó càng khẳng định tính đúng đắn của việc chữa bệnh trên huyệt Nguyên.
Luận án tiến sĩ của bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh là một công trình nghiên cứu khoa học được đánh giá là mang tính đột phá cao trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông y, đặc biệt là ở mảng chữa bệnh không dùng thuốc. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để bác sĩ Vân Anh cùng các đồng nghiệp mở rộng nghiên cứu trên các hệ huyệt khác với các phương pháp trị liệu không dùng thuốc khác như thủy châm, cấy chỉ, cứu ngải, hỏa liệu cứu,…
Ứng dụng kết quả nghiên cứu tại Trung tâm ứng dụng Đông phương Y pháp – chữa bệnh không dùng thuốc
Bắt đầu từ năm 2010, những kết quả nghiên cứu này được đối tác Hàn Quốc chú ý tới và tiến hành hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng trên số lượng lớn bệnh nhân thực tế mắc các chứng bệnh mãn tính như viêm dạ dày, đại tràng, dị ứng – mẩn ngứa, các chứng bệnh về đường hô hấp,…Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ, kĩ thuật viên trong và ngoài nước, tỷ lệ người bệnh được điều trị khỏi ngày càng tăng cao cùng với đó là việc phải sử dụng kết hợp thuốc Đông y lại càng giảm dần. Bệnh nhân phản ứng tốt với phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ngày càng tăng.
Trung tâm Ứng dụng Đông phương y pháp
Cuối năm 2015, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ngày càng tăng cao của bệnh nhân trên khắp cả nước, Trung tâm ứng dụng Đông phương Y pháp – chữa bệnh không dùng thuốc chính thức đi vào hoạt động, do tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh trực tiếp khám và chỉ định trị liệu. Sau hơn 1 năm, cái tên Đông phương Y pháp đã dần trở nên quen thuộc với hàng nghìn người, trở thành kim chỉ nam đi đầu cho xu hướng điều trị bệnh mới nhất “Chữa bệnh không dùng thuốc”.